xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ hiệp ước INF, Mỹ nhắm tới Trung Quốc

Cao Lực

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết ông ủng hộ việc Washington sớm triển khai tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á

Tổng thống Donald Trump hôm 2-8 tuyên bố ông muốn một thỏa thuận hạt nhân mới, toàn diện với Nga và Trung Quốc sau khi Washington và Moscow chính thức từ bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). "Chúng tôi đã thảo luận với Nga về thỏa thuận hạt nhân mới. Trung Quốc cũng rất hào hứng về các cuộc thảo luận và Nga cũng thế. Vì vậy, tôi nghĩ các bên sẽ đạt được một thỏa thuận mới ở thời điểm nào đó" - Tổng thống Donald Trump khẳng định.

Hiệp ước INF bị khai tử sau khi Mỹ và Nga cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước này. "Mỹ và Nga hiện trong giai đoạn bất ổn chiến lược…" - cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest J. Moniz và cựu Thượng nghị sĩ Sam Nunn cảnh báo. Dù vậy, một số chuyên gia khác không lo ngại quá nhiều bởi sự hạn chế của Hiệp ước INF, chỉ nhằm vào tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km.

Theo báo The New York Times, Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF vì muốn nhắm tới Trung Quốc, không phải Nga. Khi hiệp ước này được ký kết vào năm 1987, kho tên lửa của Trung Quốc hầu như không được Washington và Moscow chú ý. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi. Hầu hết chuyên gia nhận định Bắc Kinh hiện sở hữu kho tên lửa truyền thống hàng đầu thế giới.

Vào năm 2017, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (USPACOM) vào thời điểm đó là Đô đốc Harry B. Harris Jr. cho rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) kiểm soát "lực lượng tên lửa lớn và đa dạng nhất thế giới" với hơn 2.000 tên lửa đạn đạo và hành trình. Cũng theo đô đốc Mỹ này, năng lực hạt nhân của Washington đã tụt lại vì bị ràng buộc bởi Hiệp ước INF và nếu Trung Quốc ký kết văn kiện này, 95% tên lửa của họ sẽ bị xem là vi phạm. Trong chuyến thăm Moscow hồi tháng 10-2018, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng đã bày tỏ sự không hài lòng với Hiệp ước INF khi khẳng định nó không còn phù hợp với "thực tế chiến lược mới" vì thiếu cái tên Trung Quốc.

Bỏ hiệp ước INF, Mỹ nhắm tới Trung Quốc - Ảnh 1.

Một loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Ảnh: REUTERS

"Vì môi trường chiến lược đã thay đổi nhanh chóng kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, chúng ta cần tìm các biện pháp kiểm soát vũ khí để đối phó với sự gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, số lượng vũ khí phi chiến lược của Nga và sự xuất hiện của những công nghệ mới như vũ khí siêu thanh" - ông Michael McCaul, quan chức cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, khẳng định.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Zhang Jun hôm 2-8 chỉ trích điều mà ông mô tả là "những nỗ lực nhằm biến Trung Quốc thành lời biện hộ cho sự sụp đổ của INF". "Mỹ khẳng định Trung Quốc nên là một thành viên của INF. Tuy nhiên, tôi tin tất cả đều biết rằng năng lực hạt nhân của Trung Quốc không bằng Mỹ và Nga" - ông Zhang tuyên bố.

Ngay khi rời bỏ INF, Washington tuyên bố thử nghiệm thế hệ tên lửa mới thời gian tới - tên lửa hành trình trong vài tuần tới và tên lửa đạn đạo vào tháng 11. Dù vậy, theo báo The New York Times, đợt triển khai đầu tiên của thế hệ tên lửa mới này nhiều khả năng nhằm vào Trung Quốc, không phải Nga. Nhận định này càng có cơ sở khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 3-8 cho biết ông ủng hộ việc Washington sớm triển khai tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á nhưng không nói rõ địa điểm cụ thể. Dù vậy, theo Reuters, phát biểu này có thể làm gia tăng nỗi lo về một cuộc đua vũ trang mới và khiến quan hệ Mỹ - Trung thêm căng thẳng hơn nữa. 

Washington làm căng với Bắc Kinh, châu Âu về thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2-8 cảnh báo sẽ áp thuế đáng kể lên hàng nhập khẩu Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước không tiến triển tốt đẹp. Cảnh báo này được đưa ra một ngày sau khi ông Trump thông báo áp thuế 10% lên khoảng 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc. Trước đó, Washington đã đánh thuế 25% lên 250 tỉ USD hàng hóa khác nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Phản ứng trước lời đe dọa trên, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 3-8 cho rằng việc áp thêm thuế không giúp giải quyết vấn đề thương mại. Theo tờ Nhân dân Nhật báo, biện pháp thuế quan mới nhất đã "vi phạm nghiêm trọng" thỏa thuận đình chiến được ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được tại cuộc gặp ở Nhật Bản cuối tháng 6 qua, trong lúc có tác động tiêu cực lên nền kinh tế thế giới.

Ngoài thương chiến với Trung Quốc, Mỹ còn đang gây sức ép lên Liên minh châu Âu (EU) trong vấn đề thương mại, đe dọa dẫn đến căng thẳng mới giữa hai bên. Giới chức Mỹ và EU hôm 2-8 ký thỏa thuận xuất khẩu thêm thịt bò Mỹ sang châu Âu nhưng nguy cơ đối đầu thương mại không vì thế mà giảm bớt. Theo Reuters, không lâu sau lễ ký, nhà lãnh đạo Mỹ chỉ trích EU sử dụng các rào cản thương mại và tiếp tục dọa đánh thuế lên xe hơi nhập khẩu từ châu lục này nếu đàm phán thương mại giữa hai bên không đạt tiến triển. Đáp lại, các quan chức EU cảnh báo sẽ trả đũa nếu Washington ra tay với xe hơi châu Âu.

Hoàng Phương


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo