Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2018 đã cho biết sẽ rút khỏi hiệp ước INF (cấm mọi tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km) sau khi cáo buộc Nga không tuân thủ hiệp ước kiểm soát vũ khí này. Moscow phủ nhận cáo buộc của Washington và cho rằng Mỹ rút lui vì muốn theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang mới.
Mỹ thử nghiệm tên lửa Patriot hồi tháng 3-2019. Ảnh: Lục quân Mỹ
Báo Washington Examiner nhận định Bộ Quốc phòng Mỹ giờ đây được tự do phát triển những hệ thống vũ khí từng bị cấm bởi hiệp ước INF. Trước mắt, Lầu Năm Góc dự kiến thử tên lửa hành trình mới trong vài tuần tới và đến tháng 11 có kế hoạch thử tên lửa đạn đạo tầm trung. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn nhìn thấy lợi ích trong việc phát triển vũ khí để làm đối trọng với Trung Quốc, quốc gia đang khoe có lực lượng tên lửa mặt đất ngày càng tinh vi.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, Lầu Năm Góc có thể gặp khó về kinh phí khi nguồn tiền dành cho việc thử và phát triển tên lửa mới có thể sắp cạn kiệt.
Phản ứng trước diễn biến trên, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho rằng INF sụp đổ đồng nghĩa châu Âu có nguy cơ bớt an ninh hơn. Trong khi đó, những người ủng hộ kiểm soát vũ khí lo lắng Mỹ và Nga có thể còn từ bỏ Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) mới , dự kiến hết hạn vào năm 2021.
Trong bối cảnh đó, một số người kêu gọi Mỹ và Nga ký kết một thỏa thuận mới nhằm ngăn chặn sự phổ biến hơn nữa các tên lửa tầm trung.
Bình luận (0)