xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bom hẹn giờ ở châu Á

THU HẰNG

Ấn Độ lo ngại con sông Brahmaputra của mình sẽ bị bức tử khi Trung Quốc xây dựng nhà máy thủy điện ở thượng nguồn

Tình trạng thiếu nước của châu Á đang ngày càng nguy hiểm. Vốn đã được xem là lục địa khô cằn nhất thế giới (tính theo lượng nước trên đầu người), châu Á giờ đây còn đối mặt một đợt hạn hán tồi tệ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, trải dài trên khu vực rộng lớn.

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Đợt nắng nóng đang hoành hành Ấn Độ nhiều tuần qua có nhiệt độ cao bất thường so với cùng kỳ hằng năm. Ở một số khu vực, nhiệt độ có khi lên tới gần 50 độ C.

Chính phủ Ấn Độ cho biết khoảng 330 triệu người dân đang vật lộn vì cái nóng cháy da cháy thịt, trong khi hạn hán hoành hành khắp 10 bang đã hủy hoại nghiêm trọng nền kinh tế của quốc gia có hơn nửa dân số phụ thuộc vào nghề nông này. Có những khu vực như bang Maharashtra ở miền Tây, hạn hán đã kéo dài 4 năm liên tiếp, đẩy nông dân tới tuyệt vọng và nhiều người đành tự kết liễu đời mình bằng thuốc trừ sâu.


Khoảng 330 triệu người Ấn Độ đang suy kiệt vì nắng nóng. Ảnh: AP

Khoảng 330 triệu người Ấn Độ đang suy kiệt vì nắng nóng. Ảnh: AP

Thêm vào đó, nắng nóng kết hợp với ẩm thấp khiến Ấn Độ trở thành điểm nóng toàn cầu về các bệnh tật liên quan, trong đó hơn 370 trường hợp tử vong được ghi nhận cho đến nay. Trong khi nhiều người không biết có thể cầm cự được tới mùa mưa - thường vào giữa tháng 6 - hay không thì các chuyên gia khí tượng dự báo dù có mưa vẫn không đủ bù đắp lượng nước ngầm đã bị rút kiệt.

Theo Ủy ban Nước trung ương, các hồ lớn của Ấn Độ đã mất 79% lượng nước và 75% lưu vực chứa lượng nước thấp hơn mức trung bình 10 năm qua.

Tướng Shankar Roychowdhury, cựu Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Ấn Độ, hồi cuối tháng 4 đã cảnh báo thực trạng ở Ấn Độ là bằng chứng rõ ràng của hậu quả tàn khốc mà biến đổi khí hậu gây ra. Mặt khác, ông báo động kế hoạch xây dựng ít nhất 4 nhà máy thủy điện của Trung Quốc trên sông Yarlung Tsangpo.

Dòng sông xuyên biên giới dài 2.880 km này khởi nguồn từ Tây Tạng - Trung Quốc, trải dài xuống phía Bắc Ấn Độ với tên gọi Brahmaputra và đoạn cuối của nó chảy vào Bangladesh với cái tên Jamuna. Nhiều nhà quan sát Ấn Độ quan ngại những nhà máy thủy điện khổng lồ của Trung Quốc chỉ là sự khởi đầu cho kế hoạch làm khô cạn sông Brahmaputra nếu họ cố tình chặn dòng chảy vào Ấn Độ. Tất nhiên, điều đó cũng gây nguy hại tới Bangladesh.

Chiến tranh vì nước sạch?

Những quốc gia Đông Nam Á “cùng uống chung dòng nước” sông Mê Kông với Trung Quốc đã thấm thía được nhiều điều trong đợt hạn nghiêm trọng hiện nay. Trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất có 27/76 tỉnh của Thái Lan, nhiều khu vực ở Campuchia, 2 thành phố lớn Yangon và Mandalay của Myanmar. Tình hình cấp bách như vậy nhưng Bắc Kinh vẫn chần chừ, tới giữa tháng 3 mới chịu xả nước các đập thủy điện của mình để “giúp” các nước hạ nguồn Mê Kông. Tuy nhiên, lượng nước xả quá ít, chẳng thấm tháp vào đâu!

Một điều đáng chú ý là trong số các nạn nhân của đợt hạn hán tồi tệ năm nay có tới 3 quốc gia sản xuất gạo hàng đầu, gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Điều này đe dọa thị trường gạo thế giới bị xáo trộn trong thời gian tới. Không dừng lại ở đó, báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) còn đặt ra câu hỏi đáng sợ: Liệu nguy cơ thiếu nước có thể gây ra chiến tranh? Theo báo cáo này, khu vực Trung Đông, châu Phi và Trung Á sẽ là những nơi thiếu nước sạch trầm trọng vào năm 2050.

Nhà kinh tế học môi trường Richard Damania, tác giả bản báo cáo nêu trên, cho biết nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm nữa. Trong khoảng 30 năm tới, nhu cầu sử dụng nước trong lĩnh vực sản xuất lương thực sẽ tăng 40%-50%, khu vực đô thị và công nghiệp tăng 50%-70%, thậm chí lĩnh vực sản xuất năng lượng tăng tới 85%. Chuyên gia này cảnh báo tình trạng khan hiếm nước sạch có thể gây ra những làn sóng nhập cư và xung đột mới trên toàn thế giới.

Khoảng 8.000 tấn cá mòi chết trôi tới cửa sông Queule trong một tháng qua Ảnh: FACEBOOK
Khoảng 8.000 tấn cá mòi chết trôi tới cửa sông Queule trong một tháng qua Ảnh: FACEBOOK

Sát thủ thầm lặng

Hiện tượng thủy triều đỏ (do tảo nở hoa làm nước biển đổi màu) hoành hành mạnh tại khu vực Los Lagos ở miền Trung Nam Chile với mức độ chưa từng có. Lượng tảo tăng đột biến khiến khoảng 40.000 tấn cá hồi ở Los Lagos ngộp chết từ đầu năm đến nay. Trong tháng này, khoảng 8.000 tấn cá mòi trôi dạt tới cửa sông Queule, cùng với đó là nghêu chết chất thành đống trên bờ biển đảo Chiloe. Tình hình căng thẳng đến mức quần đảo Chiloe - nơi đặt 2/3 nhà máy chế biến cá hồi Chile - đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất cá hồi Chile Felipe Sandoval lo ngại hoạt động xuất khẩu năm nay sẽ bị ảnh hưởng bởi thủy triều đỏ kéo dài suốt 1.000 km bờ biển Thái Bình Dương của Chile - quốc gia sản xuất cá hồi lớn thứ hai thế giới sau Na Uy, sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 tấn và đem về nguồn thu 3,5 tỉ USD. Trong khi các nghiệp đoàn đánh bắt cá đổ lỗi cho ngành công nghiệp nuôi thả cá hồi ở Los Lagos gây ô nhiễm, làm bùng phát thủy triều đỏ thì Hiệp hội Cá biển Sernapesca của Chile cũng như nhiều nhà khoa học cho rằng thủ phạm là các yếu tố thiên nhiên, chẳng hạn El Nino. Hiện tượng thời tiết cực đoan này làm nước biển ở Thái Bình Dương ấm lên, tạo điều kiện cho tảo sinh sôi và giết chết các loài sinh vật khác bằng cách tiêu thụ hết ôxy trong nước hoặc thải chất độc vào.

Chung quan điểm trên, Viện Ngư nghiệp Chile (IFOP) lưu ý El Nino năm nay được đánh giá là thuộc loại mạnh nhất trong 65 năm qua. “Biển Chile đang thay đổi” - ông Sergio Palma, nhà hải dương học thuộc Trường ĐH Công giáo Valparaiso, nhận định. Nhiều nhà khoa học cho rằng El Nino bắt đầu suy yếu song người dân không thể thở phào bởi La Nina - hiện tượng thời tiết cực đoan trái ngược - sẽ nối tiếp trong vòng 6 tháng tới. Theo đài CNN, La Nina có thể kéo dài hơn El Nino đến 3 năm và làm nước biển lạnh đi, gây mưa nhiều ở Đông Nam Á cũng như nhiều nơi tại châu Phi và Brazil, lụt lội ở Úc.

Lục San

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo