Giải pháp dung hòa là ngân hàng đặt trụ sở tại TP Thượng Hải của Trung Quốc song chủ tịch đầu tiên là người Ấn Độ.
Theo Đài NDTV (Ấn Độ), việc đàm phán lập ngân hàng giữa các nước BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - kéo dài hơn 2 năm do Brazil và Ấn Độ cùng chống lại ý định góp vốn nhiều hơn các nước khác của Trung Quốc.
Bắc Kinh cho rằng sức mạnh kinh tế là một tiêu chuẩn để xác định phần góp vốn trong khi nước nào góp nhiều hơn đương nhiên nắm quyền kiểm soát lớn hơn. Ngược lại, Ấn Độ yêu cầu mỗi thành viên góp ngang nhau.
Đặt ngân hàng ở đâu lại gây ra tranh cãi giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi.
Lãnh đạo 5 nước BRICS tại hội nghị thượng đỉnh 2014
Ảnh: AP
Theo thỏa thuận ngày 15-7, vốn ban đầu của ngân hàng là 50 tỉ USD và có thể tăng lên 100 tỉ USD, được dùng để đầu tư các dự án hạ tầng.
Ngoài ngân hàng, BRICS cũng lập một quỹ dự trữ với vốn ban đầu là 10 tỉ USD với cùng mục đích làm đối trọng với các định chế tài chính do phương Tây dẫn đầu như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế.
Bình luận (0)