xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cách mạng Wikileaks đầu tiên

NGUYỄN CAO

Việc tiết lộ các công điện mật của các nhà ngoại giao Mỹ trên trang web WikiLeaks hồi cuối năm 2010 đã góp phần làm cho chế độ chuyên chế của ông Ben Ali sụp đổ mau chóng

Trước khi chính quyền ông Ben Ali sụp đổ, có một câu chuyện tiếu lâm lan truyền khắp Tunis, thủ đô của Tunisia. Chuyện kể rằng một hôm tổng thống Ben Ali lái xe trong thủ đô một mình không có vệ sĩ như thường lệ. Ông ta bị cảnh sát chặn lại tại một chốt đèn đỏ.

 
Tác động của WikiLeaks
 
Ông Ben Ali nói với viên cảnh sát bằng một giọng hết sức tự tin: “Tôi là Zine Al-Abidine Ben Ali, tổng thống nước Cộng hòa Tunisia”. Viên cảnh sát trả lời tỉnh bơ: “Tôi chưa nghe cái tên này bao giờ, xin mời ông về đồn”.
 
Tại đồn cảnh sát, đồn trưởng xem xét cẩn thận giấy tờ của ông Ben Ali rồi nói với viên cảnh sát: “Ok, thả ông ta đi. Ông ấy là người nhà của Trabelsi đó”.
Câu chuyện tiếu lâm trên đã được kể lại trong một công điện của tòa đại sứ Mỹ ở Tunisia gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2009.
 
Nhà ngoại giao soạn công điện bình phẩm: “Câu chuyện này nói lên tâm trạng của người dân Tunisia hiện nay. So với thế lực và sự can thiệp sâu vào chính quyền của dòng họ Trabelsi (bên vợ), ông Ben Ali hoàn toàn bị lép vế”.
 
Trong một công điện khác có tiêu đề “Nước Tunisia hỗn loạn: Chúng ta cần làm gì”, ông Robert F. Godec, đại sứ Mỹ tại Tunisia, viết: “Vấn đề rõ như ban ngày: Tunisia đang bị một cá nhân cai trị suốt 22 năm (...).
 
 
img
Ngày 19-1, nhân dân thủ đô Tunis tiếp tục biểu tình mang biểu ngữ yêu cầu
chính phủ mới loại bỏ người của RCD (đảng của ông Ben Ali). Ảnh: AP


Ông ta không chấp nhận bất cứ lời khuyên hay lời chỉ trích nào dù là trong nước hay nước ngoài. Càng ngày, ông ta càng dựa vào cảnh sát để kiểm soát và bảo vệ quyền lực của mình. Tham nhũng ngày càng tăng trong nội bộ. Mọi người dân Tunisia bình thường đều biết rõ điều đó, nhân dân ta thán ngày càng nhiều. Người dân Tunisia căm ghét, thậm chí căm thù đệ nhất phu nhân Leila Trabelsi và gia đình bà ta”.
 
Bức công điện trên và nhiều công điện khác của các nhà ngoại giao Mỹ ở Tunisia được Bộ Ngoại giao Mỹ xếp vào diện tài liệu mật bị tiết lộ trên trang web WikiLeaks đã tác động không nhỏ đến dân chúng Tunisia. Nói một cách nào đó, WikiLeaks đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa phản đối cuồn cuộn của người dân Tunisia chống lại một chính thể chuyên chế và tham nhũng.
 
Tự thiêu để phản đối
 
Giọt nước làm tràn ly là một vụ tự thiêu ngày 17-12-2010. Mohammed Bouazizi, 26 tuổi, một thanh niên tốt nghiệp đại học nhưng thất nghiệp, phải mưu sinh bằng nghề buôn bán hàng rong (trái cây và rau tươi).
 
Bị cảnh sát tịch thu tài sản nhỏ nhoi, anh tự thiêu (nhưng chưa chết) trước tòa thị sảnh thành phố Sidi Bouzid, miền Trung Tunisia, để phản đối. Hành động của Bouazizi được xem là một biểu tượng của sự phản đối, đã dẫn đến những cuộc bạo loạn xã hội.
 
Ngày 22-12, có thêm một thanh niên thất nghiệp ở Sidi Bouzid tự tử bằng điện cao thế. Anh trèo lên cột điện la lớn: “Tôi không muốn thất nghiệp và sống khổ nữa” trước khi lao vào dây điện. Sau cái chết của người thanh niên này, nhân dân lại xuống đường chống đói nghèo nhiều ngày liền ở Bouzid và thủ đô Tunis. Đêm Giáng sinh biến thành những vụ xô xát đẫm máu giữa những người biểu tình và cảnh sát được lệnh đàn áp thẳng tay.
 

Tunisia bắt 33 người thân của Tổng thống bị lật đổ

Tổng thống lâm thời Tunisia Foued Mebazaa tuyên bố “đoạn tuyệt hoàn toàn” với quá khứ và hoan nghênh “cuộc cách mạng của phẩm giá và tự do” hôm 19-1 trong khi ngành công tố đã mở cuộc điều tra rộng rãi về cựu tổng thống đã lưu vong Zine El Abidine Ben Ali.

Đài truyền hình Tunisia thông báo hôm 20-1 rằng cảnh sát đã bắt giữ 33 người trong gia đình của ông Ben Ali với cáo buộc thu giữ tài sản và chuyển tiền một cách phi pháp. Những hình ảnh về tiền bạc, đồ trang sức, thẻ tín dụng của số người này bị cảnh sát thu giữ khi họ bị khám nhà cũng được phát trên truyền hình trong lúc ngành công tố mở cuộc điều tra quy mô lớn về cáo buộc tước đoạt tài nguyên quốc gia đối với ông Ben Ali và gia đình.

Theo ghi nhận của Liên Hiệp Quốc, số người thiệt mạng trong đợt biểu tình khiến ông Ben Ali phải lưu vong lên đến hơn 100 người.
Lưu Nguyễn
Ngày 4-1, Bouazizi chết, 5.000 người đưa tang kêu gọi báo thù. Cảnh sát lại đàn áp dã man. Trước làn sóng biểu tình bạo động ngày càng dồn dập, tổng thống Ben Ali ban bố tình trạng giới nghiêm, hứa sẽ tạo ra 300.000 việc làm từ nay đến năm 2012, đóng cửa trường học và đại học, cách chức bộ trưởng Bộ Nội vụ và cuối cùng, hứa sẽ rút lui vào năm 2014. Bất chấp lệnh giới nghiêm, dân chúng tiếp tục biểu tình đòi tổng thống từ chức.
 
Ngày 14-1, ông Ben Ali tuyên bố giải tán chính phủ và hứa tổ chức bầu cử quốc hội trong vòng 6 tháng nhưng đã quá muộn. Quân đội không ủng hộ ông nữa và buộc ông phải rời khỏi Tunisia. Nhưng cuộc cách mạng chưa chấm dứt. Tunisia đang rơi vào cảnh bất ổn chính trị.
 
Cách mạng Hoa lài
 
Năm 1974, cuộc cách mạng ở Bồ Đào Nha được gọi là “cách mạng hoa cẩm chướng”. Liệu lịch sử có chấp nhận cụm từ “Cách mạng Hoa lài” cho sự kiện chính quyền chuyên chế của ông Ben Ali bị lật đổ? Theo nhật báo Pháp Le Monde, điều này không có gì là chắc chắn. Mặc dù cụm từ đó được báo chí các nước thích dùng, tại Tunisia, có nhiều người nói cách dùng từ đó không chính xác.
 
Người đầu tiên dùng cụm từ “cách mạng Hoa lài” là nhà báo Zied El Hani. Trong trang blog lấy tên “nhà báo Tunisia”, ngày 13-1, ông El Hani viết một bài có tựa “Cách mạng Hoa lài” ca ngợi những người biểu tình chống chế độ chuyên chế của ông Ben Ali.
 
Ông El Hani nói không phải vô cớ mà ông chọn hoa lài đặt tên cho cuộc cách mạng đang diễn ra. Loài hoa này được xem là biểu tượng của nước Tunisia. Nó đã được dùng rộng rãi trong các chiến dịch xúc tiến du lịch thu hút du khách quốc tế.
 
Tuy nhiên, về mặt ý nghĩa, có một sự bất cập khi dùng hoa lài để đặt tên cho một cuộc cách mạng. Hoa lài màu trắng rất thơm, rất đẹp, tượng trưng cho sự thanh khiết, sự tha thứ và sự ngọt ngào của cuộc sống. Trong khi đó, cuộc cách mạng ở Tunisia “có cả máu, xác người chết, người bị thương, những gia đình ly tán và chịu tang” - theo nhà báo Olivier Malaponti.
 
Vì vậy, trên các mạng xã hội như Twitter và Facebook, nhiều người Tunisia kêu gọi báo chí phương Tây đừng gọi “cách mạng Hoa lài” nữa vì nó sẽ khiến mọi người hiểu sai về bản chất của cuộc cách mạng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo