xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Canh bạc của EU

HUỆ BÌNH

Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức nhân quyền lo ngại thỏa thuận EU - Thổ Nhĩ Kỳ có thể vi phạm luật pháp quốc tế

Sau 2 ngày đàm phán, lãnh đạo các nước Liên hiệp châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 18-3 đạt thỏa thuận “lịch sử” được kỳ vọng sẽ ngăn chặn dòng người nhập cư đã khiến châu Âu rơi vào khủng hoảng tị nạn lớn nhất sau Thế chiến thứ 2.

Chủ tịch EU Donald Tusk cho biết theo thỏa thuận có hiệu lực từ ngày 20-3, toàn bộ người di cư “trái phép” từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp sẽ bị trả ngược trở lại. Ngoài ra, với mỗi người Syria được đưa từ Athens ngược về Ankara, EU sẽ nhận tái định cư một người tị nạn Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ.

EU cũng cam kết đẩy nhanh giải ngân khoản tiền 3 tỉ euro ban đầu để giúp Thổ Nhĩ Kỳ đối phó với cuộc khủng hoảng nhập cư và sẽ hỗ trợ thêm tiền cho nước này vào cuối năm 2018. Bên cạnh đó, khối này miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ đến khu vực Schengen ở châu Âu, muộn nhất là từ tháng 6 tới. Hai bên một lần nữa khẳng định cam kết đẩy nhanh tiến trình đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU trong thời gian tới.

Trong động thái thừa nhận việc đạt được thỏa thuận không đồng nghĩa cuộc khủng hoảng đã được giải quyết, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng những bước đi trên chỉ có hiệu quả nếu có một kế hoạch lớn hơn được thực thi, trong đó bao gồm việc hỗ trợ Hy Lạp, cửa ngõ chính người di cư lựa chọn để vào châu Âu và chặn dòng người tị nạn qua vùng Balkan đến Đức.

 


Đứa bé mới sinh 10 ngày tuổi ở biên giới Hy Lạp - Macedonian Ảnh: REUTERS

Đứa bé mới sinh 10 ngày tuổi ở biên giới Hy Lạp - Macedonian Ảnh: REUTERS

 

Các nhà lãnh đạo cũng lên tiếng cảnh báo về những thách thức lớn gặp phải trong quá trình thực thi thỏa thuận. “Tôi không hề ảo tưởng về những gì chúng tôi nhất trí trong hôm nay. Chúng tôi phải vượt qua những trở ngại và thách thức lớn trong thời gian tới” - Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với Reuters sau khi hội nghị khép lại. Ông Tusk cũng thừa nhận thỏa thuận trên không thể nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng bởi thực tế phức tạp hơn nhiều.

Chưa rõ hiệu quả ra sao nhưng EU trước mắt sẽ tiêu tốn khoảng 300 triệu euro trong nửa năm tới. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết khoảng 4.000 quan chức biên giới cùng nhiều chuyên gia cần bắt tay làm việc ngay để thực thi thỏa thuận.

Ngoài ra, có nhiều tuyến đường đến châu Âu và không rõ các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sẽ ngăn chặn dòng người di cư hiệu quả đến đâu. Tình hình an ninh bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng đặt ra câu hỏi liệu nước này có đủ sức quản lý số lượng người di cư khổng lồ trên lãnh thổ mình hay không.

Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức nhân quyền lo ngại thỏa thuận có thể vi phạm luật pháp quốc tế, theo đó cấm trục xuất hàng loạt người tị nạn.

Giám đốc Tổ chức Ân xá tại châu Âu và Trung Á, ông John Dalhuisen, cáo buộc EU tìm cách “lờ đi nghĩa vụ quốc tế của khối” khi tìm kiếm thỏa thuận với Ankara. Tổ chức này cũng nhấn mạnh người tị nạn cần được bảo vệ chứ không phải chối bỏ. Riêng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ việc thực hiện thỏa thuận nêu trên.

Báo The New York Times cho biết hàng chục ngàn người hiện sống lây lất trong điều kiện tồi tàn ở Hy Lạp, sát biên giới với Macedonia khi bị từ chối nhập cảnh. Theo Tổ chức Di trú quốc tế, khoảng 155.000 người di cư đã đến châu Âu từ đầu năm đến ngày 17-3, trong đó phần lớn đang ở Hy Lạp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo