xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EU và Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận tranh cãi về di cư

N. Thương (theo Reuters)

(NLĐO) - Liên minh châu Âu (EU) hôm 18-3 đã ký một thỏa thuận gây tranh cãi với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp đổ vào châu Âu, đổi lại Ankara sẽ được hỗ trợ về chính trị và tài chính.

Mục tiêu của thỏa thuận mới ký là đóng cửa con đường chính thông qua biển Aegean (vùng biển giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ) mà qua đó hơn 1 triệu người nhập cư và tị nạn đã đổ vào châu Âu hồi năm ngoái để hướng lên các nước phía Bắc như Đức và Thụy Điển.

Tuy nhiên, liệu thỏa thuận này có hợp pháp và có khả thi hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã trở thành động lực chính đằng sau việc ký kết thỏa thuận, cũng phải thừa nhận điều này.

 

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu (trái) bắt tay với Tổng thống Pháp Francois Hollande tại buổi họp ký kết thỏa thuận ở Brussels hôm 18-3. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu (trái) bắt tay với Tổng thống Pháp Francois Hollande tại buổi họp ký kết thỏa thuận ở Brussels hôm 18-3. Ảnh: Reuters

 

Sau khi 28 nhà lãnh đạo châu Âu đạt được thỏa thuận với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu, bà Merkel đã phát biểu: “Tôi hiểu rõ rằng những gì chúng tôi nhất trí với nhau trong ngày hôm nay sẽ gặp phải nhiều trở ngại. Vẫn có những thách thức pháp lý rất lớn mà bây giờ chúng tôi phải vượt qua”.

Bà Merkel cũng nói thêm thỏa thuận này cho thấy EU vẫn có khả năng đưa ra những quyết định khó khăn và đương đầu với những cuộc khủng hoảng phức tạp.

Theo thỏa thuận, Ankara sẽ tiếp nhận lại tất cả những người di cư và người tị nạn (bao gồm cả những người Syria) đã vượt biển trái phép sang Hy Lạp từ Thổ Nhĩ Kỳ thông qua biển Aegean.

Đổi lại 28 nước EU sẽ tiếp nhận trực tiếp và tái định cư cho hàng ngàn người Syria đã xin bảo hộ tị nạn hợp pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ “thưởng” cho Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách tăng hỗ trợ tài chính, đẩy nhanh tiến trình đàm phán kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào EU và xem xét miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ khi du lịch tới các nước EU.

 

Bà Merkel cùng các nhà lãnh đạo châu Âu khác tại bàn đàm phán hôm 18-3. Ảnh: Reuters

Bà Merkel cùng các nhà lãnh đạo châu Âu khác tại bàn đàm phán hôm 18-3. Ảnh: Reuters

 

Kể từ ngày chủ nhật 20-3, người di cư di chuyển sang Hy Lạp sẽ bị gửi trả về Thổ Nhĩ Kỳ sau khi họ được đăng ký và đơn xin tị nạn ở châu Âu của họ được xem xét. Còn quá trình tái định cư tại các nước EU cho những người Syria tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu từ ngày 4-4.

Trong khi thỏa thuận này được ca ngợi tại Brussels - Bỉ, nơi ký kết thỏa thuận, thì Tổ chức Ân xá quốc tế lại lên án rằng đây là “cú giáng lịch sử vào nhân quyền” và cho rằng châu Âu đang “quay lưng” với những người tị nạn.

Tổ chức này nhận định: “Việc gửi trả lại những người di dân bất hợp pháp về Thổ Nhĩ Kỳ không thể hiện sự nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp quốc tế. Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một đất nước an toàn cho người tị nạn và người dư cư nên việc gửi trả họ lại về đó là bất hợp pháp và vô đạo đức”.

EU sẽ giải ngân 3 tỉ euro để hỗ trợ người tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ cung cấp thêm 3 tỉ euro nữa cho đến năm 2018. Đồng thời EU cũng sẽ hỗ trợ Hy Lap bố trí một lực lượng 4.000 người bao gồm các thẩm phán, phóng viên, lính biên phòng… để xem xét giải quyết cụ thể từng trường hợp di cư trái pháp sang Hy Lạp.

 

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu (trái) và người đồng cấp Hy Lạp Alexix Tsipras tại buổi họp ở Brussels . Ảnh: Reuters

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu (trái) và người đồng cấp Hy Lạp Alexix Tsipras tại buổi họp ở Brussels . Ảnh: Reuters

 

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu sau khi ký thỏa thuận đã nhận định: “Hôm nay là một ngày lịch sử vì chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận quan trọng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU. Chúng tôi nhận ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ và EU có cùng vận mệnh, cùng thách thức và cùng một tương lai”.

Tuy vậy, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã cảnh báo rằng việc giải quyết gửi trả lại người tị nạn sẽ là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với Hy Lạp. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng cho rằng thỏa thuận này chưa phải là “viên đạn bạc” và thực tế sẽ hết sức phức tạp.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo