xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh giác cao độ với biến thể Omicron

HẢI NGỌC

Điều đáng lo nhất là biến thể Omicron có khả năng "né" kháng thể hay không, bao gồm kháng thể hình thành từ tiêm chủng hoặc có được sau khi khỏi bệnh

Mặc cho nhiều nhà khoa học và cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi bình tĩnh hơn trước Omicron - biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, ngày càng nhiều quốc gia ban bố lệnh cấm nhập cảnh đối với người đến từ các nước ở Nam châu Phi, bao gồm Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Eswatini, Malawi và Mozambique.

Hạn chế đi lại với một số nước châu Phi

Israel trở thành nước đầu tiên trên thế giới đóng cửa biên giới, cấm nhập cảnh mọi công dân nước ngoài để chặn đà lây của Omicron từ ngày 28-11. Cùng ngày, Anh, Úc, Hàn Quốc, Indonesia… thông báo cấm nhập cảnh đối với những người đến từ (hoặc đã đến) các nước Nam châu Phi, còn công dân nước mình trở về từ các nước trong "danh sách đỏ" đều phải cách ly trong cơ sở của chính phủ từ 7-10 ngày.

Tin tức về Omicron ập đến trong khi nhiều khu vực trên thế giới vẫn quay cuồng với biến thể Delta. Đang đối mặt mùa đông nặng nề khiến nhiều quốc gia phải tái áp đặt phong tỏa, toàn bộ 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng ban hành lệnh hạn chế đi lại đối với một số nước châu Phi.

Dù vậy, các ca mắc và nghi mắc Omicron đã được ghi nhận tại Anh, Ý, Đức, Hà Lan, Áo, Cộng hòa Czech… - theo thống kê của đài CNN. Tại Mỹ, theo báo The Washington Post, số ca mắc biến thể Delta đang tăng trong khi số bệnh nhân tử vong luôn trên mức 1.000 người/ngày kể từ mùa hè rồi.

Cảnh giác cao độ với biến thể Omicron - Ảnh 1.

Một hành khách tại sân bay quốc tế O.R. Tambo ở Johannesburg cố tìm chuyến bay rời khỏi Nam Phi ngày 28-11 Ảnh: REUTERS

Phản ứng của các chính phủ khiến Nam Phi không khỏi "ấm ức", nhất là khi nhiều chuyên gia y tế đánh giá những lệnh cấm trên có thể không cần thiết hoặc phản tác dụng.

"Những lệnh cấm đi lại mới nhất này không khác nào trừng phạt Nam Phi vì đã ứng dụng công nghệ giải trình tự gien tiên tiến để nhanh chóng phát hiện các biến thể mới" - thông cáo của chính phủ Nam Phi hôm 27-11 cho biết.

Giới y tế Nam Phi cũng khẳng định các bệnh nhân mắc biến thể Omicron tuy có "triệu chứng bất thường" nhưng nhẹ, bao gồm đau nhức cơ, mệt mỏi, ho nhẹ trong 1-2 ngày và không mất vị giác, khướu giác.

Một số chuyên gia cho rằng đã quá trễ để ban bố lệnh cấm nhập cảnh, bởi trường hợp mắc Omicron đầu tiên được xác nhận là vào ngày 9-11. Thay vì hạn chế đi lại, họ tin là nên tăng cường kiểm tra hành khách.

Bít lỗ hổng phòng dịch

Trước những diễn biến trên, ông Anthony Fauci, cố vấn y tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhấn mạnh: "Bạn phải chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất!". Giới chức Nhà Trắng cũng cho rằng đó là bài học mà nhiều nước rút ra sau khi thế giới thất bại trong việc khống chế biến thể Delta khi nó bắt đầu bùng phát vào mùa xuân năm nay.

Giới khoa học đều khen ngợi Nam Phi vì đã nhanh nhạy xử lý ổ dịch Covid-19 ở tỉnh Gauteng của nước này. Khi số ca bệnh ở Gauteng bắt đầu tăng với tỉ lệ nhanh hơn những nơi khác, các chuyên gia lập tức vào cuộc và phát hiện sự tồn tại của B.1.1.529, tên gọi trước đó của biến thể Omicron - đài CNN cho biết.

Chính xác Omicron hình thành thế nào vẫn là một bí ẩn. Theo báo The Guardian, các nhà khoa học nghi ngờ rằng cũng như biến thể Beta xuất hiện ở Nam Phi vào năm 2020, Omicron đã nảy sinh và thoải mái tiến hóa trong cơ thể của một người bị suy giảm miễn dịch (có thể là một bệnh nhân HIV/AIDS không được chạy chữa) trong thời gian dài.

Theo chuyên gia virus Jeremy Luban của Trường Y khoa thuộc Trường ĐH Massachusetts (Mỹ), sự xuất hiện đột ngột của một biến thể có khoảng 50 đột biến - trong đó hơn 30 đột biến nằm ở tế bào gai - cho thấy khả năng nó đã tiến hóa mà không ai hay biết tại một vùng ít được tổ chức xét nghiệm.

"Việc thiếu theo dõi trình tự gien là một trong những lỗ hổng lớn nhất trong nỗ lực kết thúc đại dịch Covid-19 của nhân loại" - ông Luban chỉ ra.

Việc Omicron nảy sinh từ miền Nam châu Phi, nơi có tỉ lệ tiêm chủng Covid-19 thấp hơn nhiều so với các quốc gia phương Tây, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiêm chủng ở mọi khu vực trên thế giới, với mục đích hạn chế các ổ dịch lẫn biến thể mới.

Trong lúc này, các hãng dược đang chạy đua tìm các giải pháp đối phó Omicron, từ cải tiến vắc-xin hiện có đến bào chế thuốc điều trị.

Không liên quan đến Delta

Hầu hết các nhà khoa học cho rằng chưa đủ dữ liệu và thời gian nghiên cứu để đưa ra bất cứ kết luận nào về Omicron. Điểm đồng thuận phổ biến lúc này là Omicron có thể lây lan nhiều hơn cả biến thể Delta. Nhà khoa học gien Yatish Turakhia của Mỹ nhận định: "Trong chưa đầy 2 tuần, Omicron có vẻ đã vượt qua Delta để trở thành chủng trội ở Nam Phi".

Ngoài ra, chưa thể biết được Omicron có gây bệnh nặng hơn (bao gồm ở người đã tiêm chủng), kháng các loại vắc-xin Covid-19 hiện hành hay tăng nguy cơ tái nhiễm hay không.

Đặc biệt, The Guardian cho rằng Omicron không hề liên quan tới Delta, mà nó bao gồm những đột biến "gây rắc rối nhất" đã xuất hiện ở các biến thể Alpha, Beta, Gmama cộng thêm những đột biến chưa từng có.

"Dữ liệu đầu tiên về Omicron khiến chúng tôi phát sợ, bởi nó giống như hỗn hợp quái vật Frankenstein" - ông Stephen Hoge, chủ tịch hãng dược Moderna (Mỹ), kể với báo The Washington Post.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo