xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chấm dứt sự tự cô lập

Phương Võ

Đối mặt sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc ở khu vực, Nhật Bản đang từng bước chấm dứt sự cô lập về quân sự mà họ tự áp đặt trong hơn nửa thế kỷ qua.

Không lâu sau khi lệnh cấm xuất khẩu vũ khí được nới lỏng, 13 công ty Nhật lần đầu tiên tham gia triển lãm công nghệ quân sự hàng đầu thế giới Eurosatory, diễn ra ở Pháp trong tuần này, trong đó có những tên tuổi như Fujitsu, Kawasaki Heavy Industries, Mitsubishi Heavy Industries, Toshiba... với kỳ vọng tiếp cận những loại vũ khí mới và tinh vi hơn của thế giới.

Một bước đột phá khác đến từ thỏa thuận phát triển công nghệ tàu ngầm tàng hình giữa Nhật Bản và Úc mới đây. Thông qua thỏa thuận này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hy vọng đạt được 3 mục tiêu: tăng cường hợp tác an ninh với nhiều nước hơn nữa, mở cánh cửa để Tokyo gia nhập cộng đồng quốc phòng toàn cầu và củng cố sức mạnh để làm đối trọng với Bắc Kinh ở khu vực.

Không những thế, Tokyo còn muốn phát đi thông điệp sẵn sàng xuất khẩu vũ khí đến những nước đang đối đầu với Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

 

Một công ty Nhật tham gia Triển lãm công nghệ quân sự Eurosatory ở Pháp vào đầu tuần nàyẢnh: The Yomiuri Shimbun

Một công ty Nhật tham gia Triển lãm công nghệ quân sự Eurosatory ở Pháp vào đầu tuần này

Ảnh: The Yomiuri Shimbun

 

Những động thái nói trên được thúc đẩy bởi các thay đổi của môi trường an ninh trong và ngoài Nhật Bản. Với khoảng 240.000 binh sĩ, 3 khu trục hạm trực thăng, hơn 40 tàu khu trục, 300 chiến đấu cơ và khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đủ sức bảo vệ đất nước.

Tuy nhiên, hiến pháp hòa bình ngăn cản JSDF thể hiện sức mạnh bên ngoài biên giới. Hơn nữa, lệnh cấm xuất khẩu vũ khí còn khiến Tokyo gần như bị cô lập khỏi sự phát triển và sản xuất công nghệ quốc phòng toàn cầu. Điều này không chỉ làm tăng chi phí quốc phòng mà còn khiến Nhật Bản để lỡ nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ vũ khí mới.

Trong khi đó, môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản trở nên phức tạp hơn. Triều Tiên là mối đe dọa tức thì với 3 lần thử hạt nhân, đồng thời không ngừng nỗ lực nghiên cứu tên lửa đạn đạo. Nga cũng tăng cường lực lượng gần Nhật Bản và quần đảo tranh chấp giữa 2 nước.

Mối đe dọa lớn nhất đến từ Trung Quốc, quốc gia không ngừng tăng ngân sách quốc phòng cũng như ngày càng hung hăng tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát. Vì thế, có thể dễ dàng nhận thấy kiềm chế Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu dù không phải là duy nhất của Nhật Bản trong thời gian tới.

Ở phạm vi rộng hơn, ông Abe muốn biến Tokyo thành một phần không thể thiếu của sự hợp tác về chính trị, an ninh và công nghệ tại khu vực và trên thế giới. Để làm được điều này, ông Abe đi thêm nước cờ quan trọng khác là tìm cách dỡ bỏ lệnh cấm thực thi quyền phòng vệ tập thể - tức cho phép JSDF ra tay bảo vệ đồng minh trước một cuộc tấn công vũ trang.

Giới truyền thông Trung Quốc ngay lập tức gọi những bước đi trên là mối đe dọa nghiêm trọng. Họ lập luận rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản giờ đây đã được phép kiếm tiền bằng cách thúc đẩy chiến tranh và xung đột khắp thế giới. Thế nhưng, những chỉ trích này không thể che giấu được nỗi lo của Bắc Kinh về một đối trọng Tokyo có thể mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo