xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chánh Tòa Hiến pháp Indonesia bị bắt

Hoàng Phương

Vụ bắt giữ mới nhất này gieo rắc thêm nghi ngờ vào tính liêm chính của hệ thống pháp lý tại Indonesia, một trong những nước bị tham nhũng hoành hành

Ông Akil Mochtar, Chánh án Tòa án Hiến pháp Indonesia, đã bị bắt giữ vào tối 2-10 vì cáo buộc nhận hối lộ. Có 4 người khác bị bắt cùng ông Mochtar trong chiến dịch này.

Bắt quả tang

Ông Johan Budi, người phát ngôn Ủy ban Bài trừ Tham nhũng (KPK) Indonesia, cho biết ông Mochtar bị bắt quả tang nhận hối lộ tại nhà riêng ở thủ đô Jakarta. Ông ta đã nhận tiền của một doanh nhân và một nghị sĩ để giải quyết tranh chấp liên quan đến cuộc bầu cử mới đây ở quận Gunung Mas trên đảo Borneo.
 
img
Ông Akil Mochtar khi còn tại vị Ảnh: TRIBUNNEWS

Cả 3 bị bắt tại chỗ với số tiền lên đến 265.000 USD. Hai người nữa liên quan bị bắt tại một khách sạn ở Jakarta, trong đó có ông Hambit Bintih, lãnh đạo quận Gunung Mas. Ông Budi cho biết 5 người này vẫn đang bị thẩm vấn.

Theo hãng tin AP, ông Bintih tái đắc cử trong cuộc bầu cử hôm 4-9 nhưng 2 đối thủ đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp. Họ cáo buộc ông này dùng tiền mua chuộc cử tri. Ông Mochtar là 1 trong 3 thẩm phán thụ lý vụ việc.

Nghị sĩ bị bắt giữ là ông Chairun Nisa, thuộc đảng Golkar. Ông Mochtar từng là nghị sĩ của đảng này trước khi trở thành thẩm phán Tòa án Hiến pháp vào năm 2008. Đến tháng 8 năm nay, ông được bầu làm chánh án Tòa án Hiến pháp nhiệm kỳ 5 năm. Một trong những nhiệm vụ của tòa này là xử lý tranh chấp bầu cử.

“Nỗi hổ thẹn quốc gia”

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono hôm 3-10 cho biết ông vô cùng sốc. Ông nói: “Tòa án Hiến pháp là một định chế rất quan trọng và đóng vai trò lớn trong việc điều hành đất nước”. Ông gọi vụ bắt giữ là bài học quan trọng cho những định chế nhà nước khác về sự nguy hiểm của việc lẫn lộn giữa tiền bạc, lợi ích chính trị và hệ thống pháp lý.

Trong khi đó, báo Jakarta Globe dẫn lời các chuyên gia trong nước nhận định đây là một nỗi hổ thẹn quốc gia và là thảm họa hiến pháp. Vụ việc cũng gieo rắc thêm nghi ngờ vào tính liêm chính của hệ thống pháp lý tại Indonesia.

Trong nỗ lực đối phó tệ nạn tham nhũng, chính phủ đã trao cho KPK nhiều quyền hạn - như nghe lén điện thoại và kiểm tra tài khoản ngân hàng của nghi can - để điều tra các cá nhân giàu có, lắm quyền. Dù vậy, đây vẫn là một cuộc chiến không dễ dàng khi mà Indonesia đứng thứ 118/176 quốc gia trong bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Có thể thấy rõ mức độ hoành hành của tham nhũng ở Indonesia qua danh sách các nhân vật cao cấp bị bắt hoặc kết án ngày một dài ra. Chỉ mới tháng rồi, tòa đã kết án ông Djoko Susilo, chỉ huy lực lượng cảnh sát giao thông quốc gia, 10 năm tù vì tội rửa tiền và nhận hối lộ.

Cách đây 2 tháng, KPK bắt giữ ông Rudi Rubiandini, lãnh đạo cơ quan quản lý ngành dầu khí SKK Migas, vì tội nhận hối lộ 700.000 USD từ một công ty dầu tư nhân. Tại nhà ông này, các nhân viên điều tra tìm thấy các túi và hộp chứa đầy đô la Mỹ và Singapore. Vào tháng 1-2013, ông Luthfi Hasan Ishaaq, chủ tịch Đảng Công lý Thịnh vượng (PKS), bị bắt vì tình nghi nhận hối lộ để bảo đảm một nhà nhập khẩu thịt ký được hợp đồng với chính phủ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo