Trước đó, chiếc HMS Duncan là một trong 4 chiếc tàu của Hải đội Sẵn sàng NATO 1 đến Căn cứ Hải quân Devonport hồi cuối tuần qua. Hạm đội này, gồm tàu của Hải quân Hoàng gia, hải quân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một tàu chở dầu phụ trợ của Đức, rời đi hôm 21-11 và lên đường tới một cảng châu Âu sau khi hoàn thành huấn luyện ngoài khơi TP Plymouth - Anh.
Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương phát hiện con tàu trên đường bị kéo trở về cảng Devonport lúc 11 giờ 30 phút (giờ địa phương) ngày 23-11.
Ông Raymond Wergan, 85 tuổi, người chụp những bức hình về con tàu, cho biết nó có vẻ như hoàn toàn không hoạt động.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng cho biết con tàu bị "trục trặc kỹ thuật" và đang được đưa về căn cứ để đánh giá.
Chiếc HMS Duncan trên đường bị kéo về cảng hôm 23-11. Ảnh: Raymond Wergan
Theo thông tin chính thức, chiếc tàu khu trục Loại 45 của Hải quân Hoàng gia bị neo đậu tại các cảng quân sự ở Anh nhiều hơn là tham dự các nhiệm vụ vệ quốc. Thông tin này khiến cựu lãnh đạo của Hải quân Hoàng gia nổi giận và kêu gọi Thủ tướng Theresa May giải quyết.
Những chiếc tàu khu trục Loại 45 của Hải quân, hay còn được gọi là tàu lớp D hoặc Daring, là tàu khu trục mang tên lửa có trị giá khoảng 1,2 tỉ USD mỗi chiếc. Ban đầu, chúng được thiết kế để phòng không và chống tên lửa hành trình. Con tàu đầu tiên của lớp này, chiếc HMS Daring, được bổ nhiệm năm 2009.
Vào ngày ra mắt chiếc HMS Daring, Hải quân Hoàng gia khẳng định đây là con tàu phòng không tốt nhất thế giới. Trong cuộc tấn công, con tàu đồng thời có thể theo dõi, tham gia và tiêu diệt nhiều mục tiêu hơn 5 chiếc tàu khu trục Loại 42 hoạt động cùng nhau.
Bình luận (0)