Tổng thống Macron đã chọc giận Thổ Nhĩ Kỳ qua việc tiếp đón ông Jihane Ahmed, phát ngôn viên Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo, tại Paris vào ngày 8-10. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ xem Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) - một bộ phận của lực lượng này - là những kẻ khủng bố.
Phát biểu với các phóng viên tại quốc hội hôm 28-11, ông Cavusoglu nói: "Ông (Macron) là nhà tài trợ của tổ chức khủng bố đó và liên tục đón tiếp chúng tại Điện Elysee. Nếu ông nói đồng minh của mình là tổ chức khủng bố... thì thực sự không còn gì để nói nữa".
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có phản ứng mạnh trước phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: EPA
Văn phòng của ông Macron nói rằng cuộc gặp gỡ này là để thể hiện sự đoàn kết của Pháp với SDF trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đồng thời nhắc lại những lo ngại về viễn cảnh hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Ngoài ra, ông Cavusoglu còn nói với báo giới rằng ông Macron muốn trở thành nhà lãnh đạo của châu Âu nhưng ông ta lại "lưỡng lự".
Cuộc tranh cãi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp diễn ra hồi tuần trước khi 2 quốc đồng minh NATO này tham dự hội nghị thượng đỉnh của khối tại Anh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích NATO vì đã không có phản ứng trước cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria. Ảnh: REUTERS
Trước đó cùng ngày 28-11, ông Macron tuyên bố ông bảo vệ lời bình luận được đưa ra 3 tuần trước khi ông mô tả NATO "chết não".
Ông nói rằng các thành viên của liên minh quân sự này cần một "lời kêu gọi thức tỉnh" vì họ không còn hợp tác trong một loạt vấn đề chủ chốt nữa.
Ông cũng chỉ trích NATO vì đã không có phản ứng trước cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria.
Thực ra, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO của họ đã trở nên căng thẳng kể từ khi Ankara mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 tiên tiến của Nga hồi đầu năm nay.
Bình luận (0)