Theo ông này, đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc mua vũ khí từ Nga là điều bắt buộc theo luật. Ông có thể trì hoãn thời gian để các lệnh trừng phạt có hiệu lực nhưng ông không thể ngăn chặn chúng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AP
Sau cuộc đảo chính bất thành chống lại ông, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tỏ ra hết sức ngờ vực Mỹ. Ngoài ra, cuộc xung đột quân sự ở Syria - nơi Mỹ chiến đấu bên cạnh lực lượng người Kurd vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là thù địch - càng làm mối quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ thêm nặng nề.
"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi NATO, đó sẽ là một tổn thất địa chính trị dữ dội đối với liên minh này. Điều đó nay không còn có thể bị loại trừ và nó phụ thuộc vào mức độ xung đột xung quanh hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga sẽ tăng lên bao nhiêu, áp lực của Washington và Moscow sẽ mạnh đến mức nào" - chuyên gia Jager nhận định.
Trong khi đó, việc cung cấp các thành phần đầu tiên của hệ thống S-400 và các chuyên gia Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ lắp ráp là một chiến thắng to lớn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Danh tiếng của ông trên thế giới đã tăng trở lại.
Hiện không thể loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi NATO liên quan đến xung đột chung quanh thương vụ hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Ảnh: TASS
Ông Jager nhấn mạnh: "Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình có thể trở nên đáng ngại hơn. Từ chối mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ vì mối quan hệ chặt chẽ với Nga sẽ dẫn đến chi phí về kinh tế và chính trị rất cao".
Chi phí đó có thể trở nên cao đến mức Tổng thống Erdogan thực sự cần sự giúp đỡ của Tổng thống Putin để duy trì quyền lực.
Tuy nhiên, diễn biến sự việc như vậy cũng sẽ gây thiệt hại cho NATO. Rốt cuộc, nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút khỏi liên minh quân sự theo ý của họ, sự ngờ vực giữa các đồng minh NATO sẽ lan rộng trong khối.
Bình luận (0)