, một hành khách người Úc, kể lại. Lúc đó, chiếc Airbus đang bay ở độ cao 11.278 m. Sự êm ái của chiếc máy bay hiện đại, tiếng động cơ đơn điệu ru ngủ mọi người.
12 giờ 40 phút 28 giây, bộ phận lái tự động trong buồng lái bỗng giở chứng.
Rồi lại có âm thanh và dòng chữ báo động khác màu đỏ hiện lên màn hình: “Tốc độ quá nhanh! Tốc độ quá nhanh! Tốc độ quá nhanh! Máy bay đang bay quá nhanh”. Trong khi đó, các động cơ chạy bình thường. Máy bay bay bình thường. Rađa thời tiết không cho thấy bất cứ nhiễu loạn nào. Cơ trưởng và cơ phó trong phút chốc nghĩ rằng họ đang bị hệ thống máy tính giễu cợt.
Thông thường, viên phi công sẽ cáu gắt lên: “Nó đang làm cái trò gì vậy?”. Trong đa số các trường hợp, phi công sẽ tái khởi động hệ thống máy tính hoặc chờ nó tự khởi động lại. Nhưng trong trường hợp này dường như có một bàn tay vô hình kiểm soát toàn bộ máy bay. Phi công bất lực, không làm gì được.
12 giờ 42 phút 27 giây, rõ ràng có điều gì không ổn trên chuyến bay QF72. Đầu máy bay đột nhiên chúi xuống đất 8,4 độ so với đường chân trời. Chiếc A330 tăng tốc thật nhanh, tiếng gió rít ngày càng nghe lớn, ghê rợn. Cave nhớ lại: “Đầu tôi đụng trần máy bay”. Chung quanh anh, hành khách vụt bay lơ lửng, thân người chạm vào trần nhựa, hầu như dính trên đó luôn trong tư thế bị đông cứng. Trông họ giống như những con búp-bê bị điều khiển bằng dây bởi một sức mạnh vô hình. Cave chia sẻ: “Trong chốc lát, tôi nghĩ rằng thế là hết”.
Một mảnh vỡ của chiếc Airbus 330 Pháp rớt trên biển Đại Tây Dương ngày 1-6-2009
Trong khoang hành khách, bao trùm cảm giác bất lực, giao phó sinh mạng mình cho số phận muốn ra sao thì ra. Không chỉ hành khách mà cả phi hành đoàn cũng vậy. Dùng tất cả sức lực vốn có, cơ trưởng kéo cần điều khiển về phía sau, cố gắng đưa chiếc máy bay trở lại đường bay bằng phẳng. Tuy nhiên, sau vài lần thử, cơ trưởng cảm thấy hoàn toàn bất lực. Chiếc Airbus tiếp tục đâm đầu xuống đất như bị quỷ ám.
Thế rồi bất chợt hệ thống máy tính dường như không muốn đùa giỡn nữa, đã hoạt động trở lại bình thường. Chiếc Airbus khổng lồ lại cất đầu lên. Hành khách bị quăng xuống ghế ngồi hoặc trên sàn như những bao tải. Cave nhớ lại: “Chung quanh tôi mọi vật đảo lộn tùng phèo”. Nhưng chỉ được 3 phút ngắn ngủi. Chiếc máy bay một lần nữa lại bổ nhào xuống đất. Lúc 12 giờ 49 phút cơ trưởng đánh điện báo “Cấp cứu”. Năm phút sau lại đánh tiếp lời kêu cứu.
Tuy vậy sau đó, chiếc A330 cũng hạ cánh khẩn cấp an toàn xuống một sân bay quân sự nhỏ ở miền Tây duyên hải Úc. Cave ca ngợi: “Họ đúng là anh hùng”. Nhưng nếu gọi chính xác thì phải là anh hùng bất đắc dĩ. Bởi vì, họ cũng giống như hành khách mà thôi. Khi hệ thống máy tính điều khiển máy bay giở chứng, họ trở thành khán giả bất lực. Nó không cho phép họ can thiệp bằng tay. Đó là điều mà các phi công sợ nhất.
Sự cố hỏng hóc hệ thống máy tính của chuyến bay QF72 khiến 115 hành khách bị thương, trong số này có 12 người bị thương nặng và 2 người bị thương ở cột sống. Trần máy bay bị hư hỏng nhiều chỗ.
Điều gì đã xảy ra với hệ thống máy tính của chiếc Airbus nói trên cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Chỉ biết rằng do đọc sai, hệ thống máy tính tưởng máy bay đang bay lên cao vì vậy nó điều chỉnh lại bằng cách chúi mũi xuống để khôi phục đường bay ngang.
Julian Walsh, một chuyên gia ở Văn phòng An toàn giao thông vận tải Úc (ATSB), đã phát biểu trên tuần báo Đức Der Spiegel điều mà nhà sản xuất và hãng máy bay muốn giữ kín về chuyến bay QF72: “Nhất định là đã có một số thời điểm chiếc máy bay tự định đoạt kiểu bay của nó”. Nói cách khác, ông Walsh đã nói ra một điều đáng sợ là công nghệ có thể hoạt động độc lập, nắm lấy quyền kiểm soát máy bay.
Ngày 1-6, chiếc Airbus A330 của hãng Air France bay từ Rio de Janeiro (Brazil) đến Paris giữa đường đã bất ngờ rơi xuống biển làm chết toàn bộ 228 người. Cho đến bây giờ vẫn chưa rõ nguyên nhân chính nhưng rất có thể do hệ thống máy tính điều khiển máy bay đã giở chứng như trường hợp của chiếc Airbus của hãng máy bay Úc nói trên. Hệ thống này đã tự động tắt khi nhận được các tín hiệu trái ngược nhau do thiết bị đo tốc độ bị hỏng, cung cấp cho hệ thống những dữ liệu mâu thuẫn làm nó nổi điên.
Tháng 2 vừa rồi, một chiếc Boeing của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Airlines gặp nạn ở sân bay
Thế là máy tính kiểm soát hệ thống đẩy tự động của động cơ máy bay giảm tốc vì lầm tưởng chiếc Boeing đang lăn bánh trên đường băng. Trong thực tế bánh máy bay vẫn chưa chạm đất. Phi công không biết sự cố này vì hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống máy tính.
Hậu quả là chiếc Boeing 737 rớt ở một cánh đồng gần đường băng. Chín người đi trên máy bay chết thảm.
Kỳ tới: Cuộc chiến giữa phi công và máy tính
Bình luận (0)