"Trung Quốc phải bị cô lập, nêu tên, chỉ trích và trừng phạt vì hành vi của họ, cũng giống như chúng ta trừng phạt những quốc gia khác, như Nga và Triều Tiên. Nếu không, Trung Quốc sẽ thấy họ không phải trả giá vì hành vi của mình trên biển Đông. Vậy thì, tại sao họ phải dừng lại?" – ông Poling nói, đồng thời nhận định căng thẳng liên quan đến tranh chấp biển Đông sẽ gia tăng, đặc biệt là khi Luật Hải cảnh Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1-2.
Luật này cho phép hải cảnh Trung Quốc phá hủy những thực thể do nước khác xây dựng trên các bãi đá ngầm mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, cũng như kiểm tra tàu thuyền nước ngoài tại các vùng biển mà họ đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Luật Hải cảnh Trung Quốc cho phép hải cảnh nước này sử dụng mọi biện pháp cần thiết, kể cả súng, để bảo vệ những vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền. Ảnh: Reuters
"Hải cảnh Trung Quốc hành xử bạo lực, hung hăng và phi pháp từ khi đạo luật chưa ra đời. Đạo luật sẽ không thay đổi điều đó nhưng nó là một công cụ bổ sung dành cho Hải cảnh Trung Quốc" – ông Poling khẳng định hôm 1-2.
Theo ông Poling, Hải cảnh Trung Quốc thời gian tới có thể sử dụng đạo luật làm cái cớ để bắn hạ tàu nước ngoài hay cố tình ngăn chặn các hoạt động dầu khí của nước khác.
Để đối phó với đạo luật nêu trên, ông Poling khuyên các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông hợp tác với Mỹ và châu Âu để gây sức ép kinh tế, ngoại giao lên Bắc Kinh.
Chuyên gia Greg Poling kêu gọi các nước hợp tác để phản đối Luật Hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: CNN
Bình luận (0)