xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội lớn cho Tổng thống Obama

LỤC SAN

Người dân tại 9/12 quốc gia tham gia đàm phán TPP ủng hộ mạnh mẽ hiệp định này

Thượng viện Mỹ trong ngày 24-6 tiến hành bỏ phiếu về dự luật Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) - vốn trao cho Tổng thống Mỹ Barack Obama quyền đàm phán nhanh đối với các hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).  

Hiệp định này được xem là ưu tiên hàng đầu của ông Obama trong phần còn lại của nhiệm kỳ cuối cùng tại Nhà Trắng.

 

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell, thủ lĩnh phe đa số tại thượng viện, 
phát biểu tại quốc hội Mỹ hôm 23-6 Ảnh: REUTERS

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell, thủ lĩnh phe đa số tại thượng viện,

phát biểu tại quốc hội Mỹ hôm 23-6 Ảnh: REUTERS

 

Một khi được thượng viện Mỹ thông qua, dự luật trên sẽ được chuyển đến Tổng thống Barack Obama do hạ viện đã phê chuẩn trước đó. Như thế, đây là chiến thắng lớn đối với vị tổng thống thuộc phe Dân chủ - với sự hậu thuẫn của Đảng Cộng hòa - và là thất bại đối với các nghiệp đoàn lao động Mỹ đang vận động chống lại TPP vì e ngại nó sẽ hủy hoại công ăn việc làm trong nước.

Một ngày trước, với tỉ lệ bỏ phiếu 60-37, thượng viện Mỹ đã dọn đường cho cuộc bỏ phiếu cuối cùng thông qua dự luật TPA sau một loạt thất bại trước đó, kể cả “sự nổi loạn” của các hạ nghị sĩ Dân chủ cách đây 2 tuần. “Hôm nay diễn ra cuộc bỏ phiếu rất quan trọng. Đó là thời khắc hệ trọng đối với đất nước chúng ta” - thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell, thủ lĩnh phe đa số tại thượng viện, tuyên bố.

Ngoài TPA, thượng viện Mỹ còn cần bỏ phiếu thông qua dự luật Quyền Hỗ trợ Thương mại (TAA) nhằm mở rộng chương trình hỗ trợ liên bang cho người lao động bị thiệt hại bởi hoạt động giao thương quốc tế. Dự kiến, dự luật này có thể được đưa ra bỏ phiếu tại hạ viện trong ngày 25-6 nếu được thượng viện thông qua. Cách đây hơn 10 ngày, các hạ nghị sĩ Dân chủ đã bỏ phiếu chống lại dự luật này. Tuy nhiên, hãng tin Reuters nhận định tình thế đã thay đổi và người ta cược rằng hạ viện Mỹ sẽ thông qua dự luật TAA tại vòng bỏ phiếu kế tiếp. “Mục đích của chúng tôi là đệ trình cả 2 dự luật lên bàn tổng thống trong tuần này” - Chủ tịch Hạ viện John Boehner tuyên bố.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Obama sẽ ký trước 1 dự luật hay chờ đến khi có đủ cả hai. Phát ngôn viên Josh Earnest cho biết nhà lãnh đạo Mỹ không đặt ra khung thời gian để ký ban hành các dự luật nhưng ông sẽ chấp thuận cả hai.

Sau khi hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua TPA hôm 12-6 với 219 phiếu thuận và 211 phiếu chống, website OpEdNews đã tiết lộ thông tin đáng chú ý về khoản tiền mà mỗi hạ nghị sĩ nhận được khi bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống TPA.

Theo đó, tổng số tiền mà các nhóm lợi ích bỏ ra để vận động hạ viện thông qua TPA là gần 200 triệu USD; trong khi nhóm chống đối chỉ “chịu” bỏ ra hơn 23 triệu USD. Người nhận nhiều tiền nhất (5,3 triệu USD) là ông  John Boehner, người bỏ phiếu ủng hộ TPA. Số tiền chi cho phiếu thuận chủ yếu đến từ các công ty môi giới chứng khoán và đầu tư, các ngân hàng lớn và Phố Wall.

Nỗ lực tìm kiếm quyền đàm phán nhanh của ông Obama diễn ra trong bối cảnh kết quả thăm dò tại 9/12 quốc gia tham gia đàm phán TPP cho thấy sự ủng hộ khá cao đối với hiệp định này. Theo cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) tiến hành, 89% người Việt Nam, 70% người Peru và 67% người Chile kỳ vọng TPP sẽ là điều tốt đẹp đối với đất nước mình. Trong khi đó, 49% người Mỹ ủng hộ TPP so với 29% phản đối.

 

Úc thành cổ đông lớn thứ 6 của AIIB

Chính phủ Úc hôm 24-6 cho biết nước này sẽ tham gia Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) với tư cách là thành viên sáng lập. Theo Bộ trưởng Tài chính Úc Joe Hockey, Canberra sẽ đóng góp 720 triệu USD vào vốn của AIIB trong 5 năm tới, qua đó trở thành cổ đông lớn thứ 6.

“Châu Á dự kiến cần đến 8.000 tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng trong thập kỷ này. AIIB là một phần nỗ lực để đáp ứng nhu cầu này” - một tuyên bố chung của ông Hockey và Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nhận định.

Như vậy, Canberra là đồng minh mới nhất của Mỹ gia nhập AIIB bất chấp việc Washington hoài nghi về tính minh bạch và trình độ quản lý tại ngân hàng này. Ngoài ra, còn có những nỗi lo Bắc Kinh sẽ lợi dụng AIIB để thâu tóm lợi ích địa chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, ông Hockey cho biết sau những cuộc thương thảo với Trung Quốc và các  thành viên sáng lập khác, nước Úc tin rằng AIIB sẽ có sự minh bạch và quản lý phù hợp.

Theo trang tin Bloomberg, AIIB hiện có 57 thành viên sáng lập và đặt trụ sở ở Bắc Kinh. Là nỗ lực tăng cường ảnh hưởng tại châu Á của Trung Quốc, AIIB có thể trở thành đối thủ của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á - 2 tổ chức tài chính đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Mỹ.

Với mức vốn ban đầu 100 tỉ USD, AIIB dự kiến đi vào hoạt động cuối năm nay. Theo kế hoạch, lễ ký điều lệ thành lập ngân hàng này diễn ra tại Bắc Kinh trong ngày 29-6.

Hoàng Phương

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo