xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có qua có lại...

Hoàng Phương

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp nhà lãnh đạo 6 nước Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) tại Nhà Trắng và trại David vào tuần tới, giao dịch vũ khí và vấn đề Iran sẽ đứng đầu chương trình nghị sự.

Cùng chung bận tâm nhưng hai bên sẽ bước vào hội nghị với những toan tính khác nhau. Với Mỹ, đó là làm sao thuyết phục GCC ủng hộ nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran trước hạn chót là ngày 30-6 tới. Về phía các nhà lãnh đạo vùng Vịnh, đó là củng cố một mặt trận chung để kiềm chế mối đe dọa của Tehran.

Để thu hẹp khoảng cách này, theo giới chức Mỹ, ông Obama dự kiến thúc đẩy GCC thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác an ninh kèm theo các thỏa thuận vũ khí mới và nhiều cuộc tập trận chung hơn.

Các nước Hồi giáo Sunni ở vùng Vịnh cho đến giờ vẫn lo ngại bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào đạt được cũng không đủ sức ngăn Iran chế tạo bom nguyên tử, ngược lại còn mở đường cho quốc gia Hồi giáo Shiite này sử dụng tiền từ các tài khoản không còn bị đóng băng để mở rộng ảnh hưởng ở Syria, Yemen, Lebanon... Vì thế, GCC muốn Mỹ chứng thực cam kết không vì thỏa thuận hạt nhân mà “bỏ rơi” họ và làm ngơ trước “tham vọng bá quyền” của Tehran.

 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (thứ 2 từ trái sang) và những người đồng cấp GCC gặp nhau tại Paris – Pháp hôm 8-5 Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (thứ 2 từ trái sang)

và những người đồng cấp GCC gặp nhau tại Paris – Pháp hôm 8-5 Ảnh: Reuters

 

Vấn đề là ông Obama sẵn sàng đi xa đến đâu để thuyết phục các đồng minh trên thôi nghi ngại về ưu tiên đối ngoại hàng đầu trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ mình. Trước mắt, sẽ khó có chuyện ông chủ Nhà Trắng đề nghị một hiệp ước an ninh đầy đủ với GCC tại cuộc gặp tuần sau bởi điều này cần Thượng viện Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát thông qua, đồng thời có thể khiến đồng minh Israel bất mãn. Thay vào đó, những cam kết an ninh bổ sung là lựa chọn khả dĩ hơn dù chúng có thể kéo Washington vào các cuộc xung đột mới tại Trung Đông.

Mặt khác, giới phân tích nhận định hội nghị cấp cao trên sẽ là “con đường 2 chiều” bởi sức ép không chỉ đến từ các nhà lãnh đạo vùng Vịnh. Ông Obama nhiều khả năng thúc đẩy GCC bớt đấu đá nội bộ và hợp tác tốt hơn về vấn đề phòng thủ tên lửa. Các nước vùng Vịnh đã mua của Mỹ các hệ thống Patriot và THAAD (phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối) nhưng Washington muốn kết hợp chúng thành một hệ thống để giúp khu vực đối phó hiệu quả hơn với mối đe dọa tên lửa Iran.

Các chuyên gia tin rằng trong bối cảnh an ninh Trung Đông ngày một xấu đi, đây là thời điểm chín muồi để các thành viên GCC gạt sang một bên những rạn nứt, ngờ vực lâu nay. “Phòng thủ tên lửa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với GCC lúc này. Nếu hoạt động riêng lẻ, nó sẽ kém hiệu quả hơn so với khi kết hợp lại” - ông Riki Ellison, nhà sáng lập tổ chức Liên minh Ủng hộ phòng thủ tên lửa, nhận định với hãng tin Reuters.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo