xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Covid-19 quay lại ám ảnh Trung Quốc

Cao Lực

Giới chức Trung Quốc đang dốc sức ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch Covid-19. Tại Hà Bắc, "chế độ thời chiến" được ban bố vào ngày 5-1, sau khi tỉnh này ghi nhận những ca lây nhiễm trong cộng đồng đầu tiên trong hơn 6 tháng.

Trước đó cùng ngày, giới chức y tế Hà Bắc thông báo tỉnh này chiếm 20 trong tổng số 23 ca lây nhiễm cộng đồng mới trên toàn quốc. Các nhóm điều tra sẽ được thành lập để truy dấu khẩn cấp những người tiếp xúc gần với các trường hợp mắc Covid-19.

Cùng lúc, hàng loạt biện pháp phòng ngừa mới được triển khai tại nhiều khu vực khác nhau vào ngày 6-1, bao gồm thắt chặt các tuyến đường cao tốc kết nối Hà Bắc với thủ đô Bắc Kinh và các tỉnh khác, hoãn các dịch vụ xe buýt liên thành phố và nâng toàn bộ huyện Cảo Thành của TP Thạch Gia Trang, thủ phủ Hà Bắc, lên khu vực "rủi ro cao".

Covid-19 quay lại ám ảnh Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 của một cư dân sinh sống tại TP Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc hôm 6-1 Ảnh: REUTERS

Song song với cuộc chiến chống Covid-19, theo Reuters, Trung Quốc đang nỗ lực "viết lại câu chuyện" về thời điểm và địa điểm đại dịch khởi phát. Giới chức hàng đầu nước này không ngừng nêu bật những nghiên cứu mà họ khẳng định là cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất phát từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 5-1 khẳng định ông "vô cùng thất vọng" về việc Trung Quốc vẫn chưa cho phép nhóm chuyên gia quốc tế nhập cảnh để điều tra nguồn gốc đại dịch.

Theo kế hoạch ban đầu, nhóm nghiên cứu gồm 10 người sẽ khởi hành vào đầu tháng 1 để điều tra các trường hợp mắc Covid-19 được ghi nhận đầu tiên tại TP Vũ Hán vào cuối năm ngoái. "Tôi đã liên hệ với các quan chức cấp cao của Trung Quốc và một lần nữa nói rõ rằng cuộc điều tra là ưu tiên của WHO" - ông Ghebreyesus nhấn mạnh tại một sự kiện trực tuyến ở TP Geneva - Thụy Sĩ.

Tại Nhật Bản, theo thống kê của đài NHK, số người nhiễm Covid-19 mới sau 24 giờ đã tăng lên mức cao chưa từng có với 5.307 ca vào ngày 6-1. Kỷ lục buồn tương tự được thiết lập tại Tokyo với 1.591 ca. Theo Reuters, Thủ tướng Yoshihide Suga dự kiến ban bố tình trạng khẩn cấp đối với khu vực Tokyo, sớm nhất vào ngày 7-1.

Cũng nhằm đối phó Covid-19, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto hôm 6-1 thông báo quốc gia của ông sẽ áp lệnh hạn chế nghiêm ngặt hơn trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 11-1, tại các đảo Bali và Java.

Thiếu hụt vắc-xin

Dù Anh đã triển khai vắc-xin Covid-19 thứ hai trong tuần này và một số bang của Mỹ bắt đầu tiêm mũi thứ hai nhưng tình hình tiếp cận vắc-xin trên toàn cầu đang diễn ra căng thẳng.

Nguồn cung vắc-xin vẫn quá ít ỏi so với mức độ nghiêm trọng của đại dịch - đã làm hơn 1,85 triệu người tử vong và hơn 85 triệu người mắc bệnh. Ngay tại Mỹ, nơi đã có hơn 350.000 người thiệt mạng vì Covid-19, một số bang cũng phải chật vật tìm mua cho đủ liều vắc-xin, theo AP. Trong khi đó, chính phủ Hà Lan bị chỉ trích dữ dội vì là nước cuối cùng của Liên minh châu Âu (EU) tiến hành tiêm chủng vắc-xin Covid-19 (vào ngày 6-1). Cùng ngày, sức ép từ hai ổ dịch mới tại hai thành phố lớn nhất nước là Sydney và Melbourne khiến Úc tuyên bố đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng sớm hơn 2 tuần, tức bắt đầu tiêm vào đầu tháng 3 tới. Báo Daily Telegraph cho biết Úc đã đặt mua 10 triệu liều vắc-xin của hãng Pfizer và 85 triệu liều của AstraZeneca. Trong khi Úc đặt mục tiêu hoàn tất chương trình tiêm chủng vào cuối năm nay thì Ấn Độ dự kiến tiêm chủng được 300 triệu dân vào tháng 8 tới.

Những nước phát triển khởi động chậm chạp trong khi các quốc gia nghèo hơn bị bỏ lại đằng sau. Thực tế này khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải xem xét làm sao để sử dụng nguồn vắc-xin cho hiệu quả nhất. Ông Alejandro Cravioto, Chủ tịch Nhóm Chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (Sage) của WHO, cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến hôm 5-1: "Chúng tôi đề nghị tiêm 2 mũi vắc-xin (của Pfizer-BioNTech) cách nhau từ 21-28 ngày".

Hải Ngọc

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo