xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc hẹn khó đỡ trong Nhà Trắng

ĐỖ QUYÊN

Khó có thể tin ông chủ Nhà Trắng và người kế nhiệm lại gọi nhau bằng những biệt danh miệt thị như “tắc kè hoa” và “gà trống béo nhút nhát”

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1932 chứng kiến cuộc so găng căng thẳng giữa Tổng thống đương nhiệm Herbert Hoover và đối thủ Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt, diễn ra giữa lúc nước Mỹ sa lầy trong khủng hoảng tài chính.

Không thể hợp tác

Thời điểm cuối nhiệm kỳ của vị tổng thống thứ 31, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rơi xuống đáy thấp chưa từng thấy. Uy tín của tổng thống đương nhiệm sụt giảm nghiêm trọng và ông bị đánh giá là lãnh đạo yếu kém vì không đưa nước Mỹ vượt qua cuộc “Đại suy thoái”. Cuộc chuyển giao quyền lực của Tổng thống Hoover được liệt vào danh sách những cuộc đổi chủ buồn nhất trong Nhà Trắng.

Theo BBC, ông Hoover gọi đối thủ phe Dân chủ đánh bại mình là “tắc kè hoa” trong khi ông Roosevelt cũng tặng cho người tiền nhiệm biệt danh “gà trống béo nhút nhát”. Tại cuộc gặp đầu tiên trong Nhà Trắng sau bầu cử, vị tổng thống thất cử thậm chí còn từ chối nói chuyện trực tiếp với Tổng thống đắc cử Roosevelt. Thay vào đó, ông chỉ trao đổi với người phụ tá của ông Roosevelt, Raymond Moley.

Ông chủ Nhà Trắng đang mất điểm vì gây thất vọng trong câu chuyện kinh tế lại còn đưa cả bộ trưởng tài chính của mình tới cuộc gặp để lên lớp tổng thống sắp kế nhiệm về “sự quan trọng của tiêu chuẩn vàng, sự ổn định của hệ thống ngân hàng và vấn đề nợ chiến tranh của châu Âu”.

Tổng thống Mỹ thứ 32 Franklin Roosevelt (phải) và người tiền nhiệm Herbert Hoover Ảnh: WIKIMEDIA COMMONS
Tổng thống Mỹ thứ 32 Franklin Roosevelt (phải) và người tiền nhiệm Herbert Hoover Ảnh: WIKIMEDIA COMMONS

Trong suốt giai đoạn chuyển giao kéo dài tới 4 tháng, cả hai vị lãnh đạo không thể hợp tác với nhau dù Tổng thống Hoover nhiều lần mở lời đề nghị rằng 2 người sẽ phối hợp với nhau trước khi tiến hành quá trình chuyển giao quyền lực, chẳng hạn như cùng phát thông cáo khẩn cấp nhằm hạn chế rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Tuy nhiên, điều ông Roosevelt theo đuổi là xây dựng bộ máy chính quyền trái ngược hoàn toàn với tổng thống tiền nhiệm.

Trong khi đó, ông Hoover chống đối kịch liệt chính sách trợ cấp chính phủ trực tiếp cho người thất nghiệp của người kế nhiệm. Sự căng thẳng trong mối quan hệ của 2 tổng thống cũ và mới thể hiện rõ trên chuyến xe truyền thống khó có thể lạ lùng hơn tới lễ nhậm chức của ông Roosevelt vào tháng 3-1933. Hai vị lãnh đạo ngồi im lặng trên chiếc xe mui trần, mỗi người nhìn về một hướng và không nói với nhau nửa lời.

Trong lịch sử các đời tổng thống Mỹ, cuộc chuyển giao chóng vánh có một không hai và cũng gây nhiều cảm xúc nhất có lẽ là lễ nhậm chức của tân tổng thống chỉ 2 giờ sau khi Tổng thống thứ 35 John F. Kennedy bị ám sát trong đoàn xe diễu hành tại TP Dallas, bang Texas hôm 22-11-1963.

Lúc bấy giờ, Phó Tổng thống Lyndon Johnson đã tuyên thệ nhậm chức ngay trên chiếc Không lực Một với sự chủ trì của nữ thẩm phán Sarah T. Hughes. Nghi lễ nhậm chức chỉ kéo dài 9 phút trên chuyến bay chuẩn bị đưa thi thể tổng thống quá cố rời Dallas.

Cuộc chuyển giao 25 giờ

Khi một tổng thống Mỹ qua đời giữa nhiệm kỳ còn dang dở, chuyển giao ngay lập tức là quy định không thể chần chừ. Song đối với những cuộc chuyển giao sau cái chết “chính trị” của một ông chủ Nhà Trắng, thời gian không cần gấp gáp tới mức đó. Dù vậy, Phó Tổng thống Gerald Ford cũng chỉ có 25 giờ để chuẩn bị tiếp quản Nhà Trắng sau khi Tổng thống Richard Nixon từ chức vì bê bối chính trị Watergate năm 1974.

Cuộc chuyển giao Nixon - Ford cũng là cuộc đổi chủ ngắn nhất trong Nhà Trắng, trừ các trường hợp tổng thống qua đời. Tổng thống Nixon đã gần như rơi nước mắt khi kết thúc bài phát biểu trước khi cùng gia đình rời khỏi Nhà Trắng. “Hãy luôn nhớ rằng người ta có thể ghét nhưng nếu bạn cũng ghét lại thì họ sẽ rất đắc thắng, còn bạn đã hủy hoại chính mình”.

Trong số những người chứng kiến sự kiện kịch tính này ở Phòng Đông Nhà Trắng có ông George H. W. Bush - lúc này là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Cộng hòa, tổng thống tương lai của Mỹ và đệ nhất phu nhân tương lai Barbara Bush. Chia sẻ trong cuốn hồi kỳ sau này, bà Barbara viết: “Hoạt động chuyển giao nhanh chóng và nhẹ nhàng tới thú vị. Khi chúng tôi bước vào phòng dùng bữa trưa có thể để ý thấy thậm chí những bức ảnh trong Nhà Trắng cũng đã thay đổi, ảnh của nhà Nixon không còn, thay vào đó là ảnh của nhà Ford treo trên tường”.

Sáu năm sau đó, khi Tổng thống Mỹ thứ 39 Jimmy Carter thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống gắt gao năm 1980, ông cảm thấy đối thủ đã đánh bại mình - ứng viên Đảng Cộng hòa Ronald Reagan có vẻ không mặn mà với cuộc gặp trong Nhà Trắng.

Theo lời kể lại của Cố vấn Đảng Cộng hòa Richard Darman trong bài viết trên báo The New York Times năm 2000, trong suốt cuộc gặp đầu tiên của 2 vị lãnh đạo, ông Carter cố gắng giải thích với ông Reagan rằng ngày nào ông cũng có một cuộc họp với một quan chức Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) vào lúc 7 giờ. Vị tổng thống đắc cử lúc bấy giờ đã ngắt lời ông chủ Nhà Trắng và nói: “Vậy chắc anh ta (quan chức CIA) sẽ phải đợi một chút vì tôi”.

Tới năm 1988, đến lượt ông Reagan chuyển giao Nhà Trắng cho người kế nhiệm George H. W. Bush. Điều rắc rối nhất trong cuộc chuyển giao này đến từ sự lầm tưởng của nhiều phụ tá trong chính quyền của Reagan cho rằng họ sẽ tiếp tục được giữ vị trí cũ trong một chính phủ vẫn ở trong tay phe Đảng Cộng hòa.

“Đặc sản” cuộc chuyển giao Bush - Obama

Vào tháng 1-2009, ngay trong tuần ông Barack Obama chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức tổng thống, chính quyền của Tổng thống đương nhiệm George W. Bush tổ chức một cuộc tập trận trong Phòng Tình huống của Nhà Trắng, mô phỏng kịch bản xảy ra hàng loạt vụ nổ bom ở các thành phố của Mỹ để giới chức an ninh quốc gia đương nhiệm có thể hướng dẫn chính quyền tương lai cách phản ứng với một vụ tấn công khủng bố.

Đây là một “đặc sản” mà các cuộc chuyển giao Nhà Trắng trước đó không có, xuất phát từ những lo ngại sau vụ tấn công khủng bố chấn động 11-9-2001.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 2-2

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo