xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó lường tổng thống “vịt què”

ĐỖ QUYÊN

Các chính trị gia sắp mãn nhiệm bị coi là yếu thế nhưng dễ làm liều khi chuyển giao quyền lực

“Vịt què” (lame duck) là tiếng lóng ban đầu ám chỉ các nhà đầu tư không có khả năng trả nợ nhưng khoảng một thế kỷ qua, cụm từ này gắn liền với các ông chủ Nhà Trắng sắp chuyển giao quyền lực.

Ra tay phút chót

Tổng thống Mỹ thứ 34 Dwight D. Eisenhower đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba vào tháng 1-1961, ngay trước khi chuyển giao quyền lực cho chính quyền John F. Kennedy. Vị tướng 5 sao này cũng chuẩn bị tươm tất cho chiến dịch sau này gọi là cuộc đổ bộ vịnh con heo của Cuba.

Trước khi rời nhiệm sở, chính quyền của Tổng thống Mỹ thứ 39 Jimmy Carter từng ban hành một loạt quy định mới dài tới 24.000 trang, còn chính quyền của ông Bill Clinton có 26.000 trang tổng hợp các quy định mới. Chừng đó đã đủ sức “chôn vùi” người kế nhiệm trong núi công việc giấy tờ.

Tuy nhiên, không phải hành động phút chót nào của các tổng thống cũng gây bất lợi cho người kế nhiệm. Chẳng hạn, Tổng thống John Tyler đã sáp nhập bang Texas chỉ 3 ngày trước khi chính quyền mới của Tổng thống James K. Polk nhậm chức năm 1845.

Tổng thống John Kennedy (bên trái) nói chuyện với người tiền nhiệm Dwight D. Eisenhower năm 1961 tại trại David Ảnh: AP
Tổng thống John Kennedy (bên trái) nói chuyện với người tiền nhiệm Dwight D. Eisenhower năm 1961 tại trại David Ảnh: AP

Các chính trị gia này bị coi là yếu nhưng dễ “làm liều hơn” khi không còn vướng bận những cam kết với cử tri. Để giảm thiểu nguy cơ này, Washington đã thông qua Điều bổ sung sửa đổi thứ 20 của Hiến pháp Mỹ (còn gọi là Điều bổ sung sửa đổi “vịt què”) năm 1933 bằng cách rút ngắn thời gian của giai đoạn “vịt què”.

Theo đó, thời gian của giai đoạn giữa ngày bầu cử và ngày bắt đầu nhiệm kỳ mới của tổng thống và quốc hội được rút ngắn hơn 1 tháng. Lễ nhậm chức của tổng thống và phó tổng thống đổi từ ngày 4-3 sang ngày 20-1. Còn quốc hội sẽ triệu tập vào ngày 3-1 thay vì ngày 4-3.

Nguy hiểm hơn thường lệ

Không chỉ các tổng thống “vịt què”, quốc hội với những nghị sĩ sắp hết nhiệm kỳ cũng phiền phức khó lường. Theo The New York Times, trước sửa đổi hiến pháp nói trên, các nghị sĩ quốc hội sau khi thất cử vẫn có tới 13 tháng tại nhiệm trước phiên triệu tập đầu tiên của quốc hội khóa mới. Và không ít lần trong thời gian chuyển tiếp, quốc hội đã tỏ ra nguy hiểm hơn thường lệ.

Chẳng hạn, năm 1998, ngay trước khi Đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát hạ viện, các nghị sĩ phe Cộng hòa sắp mãn nhiệm đã đòi luận tội Tổng thống Bill Clinton lúc bấy giờ đang dính bê bối tình ái với nữ thực tập sinh Monica Lewinsky. Tuyên bố luận tội được hạ viện thông qua đã không kịp qua ải thượng viện trước ngày quốc hội mới chính thức làm việc vào ngày 3-1.

Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình chuyển giao chính quyền, Điều sửa đổi bổ sung thứ 20 ra đời một phần để ngăn chặn tình thế khó xử như cuộc bầu cử năm 1876 lặp lại.

Trong cuộc đua tìm kiếm tổng thống thứ 19, ứng viên Samuel J. Tilden giành thắng lợi phiếu phổ thông nhưng cả đại diện của Đảng Dân chủ này lẫn đối thủ từ Đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes đều không đạt đa số phiếu đại cử tri cần thiết để giành chiến thắng chung cuộc.

Trong khi đó, kết quả bầu cử tại Florida, Louisiana và South Carolina vẫn gây tranh cãi vì 2 đảng cáo buộc lẫn nhau gian lận. Nếu kịch bản này rơi vào thời đại hiện nay thì đã có quy định rõ ràng trong hiến pháp, theo đó hạ viện sẽ là cơ quan chọn ra tổng thống tiếp theo.

Tuy nhiên, vào năm 1876, quốc hội đã ra quyết định chưa từng có tiền lệ là lập một ủy ban lưỡng viện 15 thành viên gồm các thượng nghị sĩ, thẩm phán tòa án tối cao để giải quyết bế tắc của cuộc bầu cử. Sau khi bỏ phiếu, ủy ban đã chọn ứng viên Đảng Cộng hòa Hayes làm tân tổng thống Mỹ - một quyết định không khỏi gây tranh cãi. Bởi cuộc bầu cử này diễn ra trước Điều sửa đổi bổ sung thứ 20 năm 1993, quốc hội vẫn tại nhiệm cho tới tháng 3 năm sau, tức 3 tháng sau hạn chót của kết quả bầu cử tổng thống.

Điều này đã làm dấy lên tranh cãi về một khả năng thú vị là các thành viên của cái gọi là quốc hội “vịt què” có thể tức tối vì không tái đắc cử mà dùng quyền lực còn lại để lựa chọn tổng thống đi ngược lại ý nguyện của những cử tri họ không còn cảm thấy mình là đại diện nữa.

Ngoài Điều sửa đổi bổ sung thứ 20, còn nhiều nỗ lực khác trong những năm qua nhằm dọn dẹp chướng ngại cho giai đoạn chuyển giao quyền lực. Ví dụ, Tổng thống Mỹ thứ 33 Harry Truman đã khởi đầu truyền thống trao cho ứng viên tổng thống các tài liệu chỉ dẫn tình báo trong cuộc bầu tử tổng thống năm 1952 để người kế nhiệm tránh được tình thế ông đã vấp phải trong những ngày đầu tiếp quản Nhà Trắng.

Sắc lệnh Chuyển giao Tổng thống ra đời năm 1963 bắt đầu quy định ngân sách chi trả chi phí đi lại, nhân viên và các chi phí khác liên quan tới vấn đề nhà cửa cho tổng thống mãn nhiệm và kế nhiệm. Trước đó, các tổng thống đắc cử phải bỏ tiền túi hoặc quỹ chiến dịch tranh cử hoặc vận động các nguồn tài trợ khác để trang trải.

Theo ông David Clinton, đồng tác giả cuốn “Các cuộc chuyển giao tổng thống và vấn đề đối ngoại”, chính phủ liên bang rõ ràng là quá lớn để có thể xoay xở mà không có một nguồn lực tài chính bảo đảm.

Bổ nhiệm ít nhất 4.000 vị trí

Nhiệm vụ của các tổng thống sắp nhậm chức không hề nhỏ với ít nhất 4.000 vị trí chính trị cần phải bổ nhiệm, trong đó hơn 1.000 vị trí đòi hỏi sự xác nhận của thượng viện, theo Tổ chức Nghiên cứu The Partnership for Public Service.

Kỳ tới: Cuộc hẹn khó đỡ trong Nhà Trắng

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 2-2

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo