Bình Nhưỡng đã tổ chức lễ mit-tinh quốc gia để kỷ niệm sự kiện này. Tuy nhiên, người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất vẫn vắng mặt trong sự kiện thường niên có ý nghĩa quan trọng của người cha đã khuất, đánh dấu hơn 1 tháng “biến mất bí ẩn” trong bối cảnh nổi lên nhiều đồn đoán về tình trạng sức khỏe của Kim Jong-un cũng như sự ổn định của đất nước bị cô lập nhất thế giới này.
Vắng mặt trong ngày lễ trọng đại của người cha đã khuất
Tham gia lễ kỷ niệm có Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong- nam, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hwang Pyong-so và một bí thư WPK có tên Kim Ki-nam.
Được biết, ông Kim Jong-un cũng vắng mặt trong sự kiện tương tự tổ chức năm ngoái. Trong khi đó, Phó Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Ri Tong Il cùng ngày từ chối trả lời câu hỏi liên quan tới sức khỏe của Nhà lãnh đạo họ Kim.
Nhiều lời đồn đoán về sức khỏe và không rõ hiện ông Kim Jong-un đang ở đâu
Trước những câu hỏi liên quan tới thông tin cho rằng thủ đô của Triều Tiên đang đặt trong tình trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập giữa lúc sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bước
Kim Jong-un "không còn ở Bình Nhưỡng"
Ngày 7-10, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo tiết lộ rằng “Kim Jong-un đang ở một nơi nào đó ngoài Bình Nhưỡng về phía bắc”. Tôi đã nhận được thông tin tin cậy từ trụ sở tình báo quân sự của chúng ta”, hãng Yonhap dẫn lời ông Han. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức.
vào tháng thứ 2, ông Ri khẳng định công dân Triều Tiên vẫn có quyền đi lại bình thường. Tuy nhiên, né câu hỏi về tình trạng của ông Kim, vị đại sứ từ chối khéo rằng: “Tôi có việc phải đi”!
Việc Kim Jong-un vắng mặt trong cuộc họp quốc hội hôm 25-9 bắt đầu khiến nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi về tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo trẻ được cho là tăng cân một cách quá đà kể từ khi nhậm chức. Song dù họ Kim vẫn liên tục vắng mặt trong những sự kiện gần đây như lễ kỷ niệm 17 năm nhậm chức của người cha đã khuất nói trên, cũng như sự kiện chào đón các vận động viên Triều Tiên trở từ Á vận hội ở Hàn Quốc diễn ra cùng ngày… thì suy đoán có thể chỉ dừng lại ở khả năng ông đang trị bệnh mà theo cách đưa tin của báo giới chính thức nước này là “ông Kim Jong-un đang khó ở”.
Tuy nhiên, chuyến thăm bất ngờ tới Hàn Quốc của các nhân vật số 2 và số 3 của Triều Tiên lại củng cố cho những suy đoán nghiêm trọng hơn về câu chuyện phía sau sự vắng mặt của Kim Jong-un. Đáng chú ý hơn là ông Hwang Pyong-so - người dẫn đầu chuyến thăm không mấy bình thường, lại công du trên chiếc chuyên cơ mà ông Kim và phu nhân Ri Sol-ju từng sử dụng hồi tháng 5 vừa qua. Đây là lần đầu tiên một phái đoàn Triều Tiên đến Hàn Quốc trên máy bay riêng của ông Kim Jong-un.
Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí nối lại các cuộc đàm phán cấp cao trước cuối năm nay nhằm nỗ lực cải thiện quan hệ. Ảnh: AP
Trong cuộc gặp mà dường như lễ bế mạc Á vận hội tại Hàn Quốc chỉ là một cái cớ lỏng lẻo này, hai bên đã nhất trí nối lại đàm phán chính thức cấp cao, vốn đã bị đình trệ từ lâu, nhen lại hy vọng cải thiện quan hệ hai miền.
Câu hỏi “Kim Jong-un đang ở đâu?” và “Tại sao Bình Nhưỡng lại thực hiện một chuyến thăm bất thường vào lúc ít ngờ tới nhất như vậy?” một lần nữa lại làm đau đầu các nhà phân tích.
Chưa có tiền lệ
“Tôi không nghĩ rằng có bất cứ ai bên ngoài Bình Nhưỡng thực sự biết Kim Jong-un đang ở đâu” – chuyên gia phân tích chính trị Michael Green thuộc Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược nhận định.
“Việc nhân vật số 2 và số 3 của Triều Tiên bất ngờ tới Hàn Quốc sau khi Kim Jong-un và phu nhân vắng bóng nhiều tuần cực kỳ bất thường. Điều này chưa từng có tiền lệ” – ông Green nói thêm.
Thậm chí không ít nhà phân tích đã bắt đầu đề cập tới khả năng đã xảy ra một cuộc đảo chính. “Phải chăng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã bị lật đổ?” – nhà phân tích Gordon G. Chang nói với báo Daily Beast – “Tất nhiên, trong chế độ lạ lùng nhất thế giới đó, bất cứ kịch bản nào cũng có thể xảy ra. Dù sao chúng ta hãy theo dõi xem ai sẽ là người đọc bài phát biểu quan trọng nhất trong sự kiện kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên ngày 10-10 tới. Đến lúc đó, chúng ta có thể sẽ có câu trả lời”.
Kim Jong-un mất quyền lực
Trong một cuộc hội thảo ở Hà Lan hồi tháng 9 tập trung những quan chức Triều Tiên lưu vong , cựu sĩ quan tình báo Triều Tiên Jang Jin-sung cho biết Kim Jong-un “không còn nắm giữ quyền lực”. Jang Jin-sung từng phục vụ trong cơ quan tuyên truyền của cố lãnh tụ Kim Jong-il và đã trốn khỏi Triều Tiên.
Jang Jin-sung từng phục vụ trong cơ quan tuyên truyền của cố lãnh tụ Kim Jong-il và đã trốn khỏi Triều Tiên. Ảnh: AP
Theo lời Jang, Kim đã mất quyền lực từ năm 2013 và quyền lực hiện đang nằm trong tay Phòng tổ chức-hướng dẫn (OGD) - vốn trước đó chỉ báo cáo trực tiếp với cố chủ tịch Kim Jong-il. Jang còn nói mọi hoạt động chính trị ở Triều Tiên đều do OGD “giật dây”. Cựu sĩ quan đã đào thoát này còn khẳng định rằng Bình Nhưỡng đang tồn tại một dạng nội chiến ngầm, tức là không lộ ra ngoài nhưng thực tế đang có “hai nhóm bất đồng tư tưởng”.
Ngay cả tình báo Mỹ cũng chưa thể xác nhận liệu khẳng định của họ Jang có đáng tin cậy hay không, song theo lời Ken Gause, một chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên 2 thập kỷ qua cho tổ chức CNA – cơ quan phi lợi nhuận cung cấp các nghiên cứu và phân tích cho các cơ quan chính phủ Mỹ, OGD có tầm ảnh hưởng rất lớn.
Trang tin Duowei (Mỹ) cuối tháng 9 dẫn các nguồn tin tại Bình Nhưỡng cho biết ông Kim Jong-un đang bị quản thúc tại gia và đứng sau vụ việc là ông Hwang Pyong-so, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.
Ông Hwang Pyong So (thứ hai từ trái sang) đến sân bay Incheon sáng 4-10. Ảnh: AP
Đánh lạc hướng dư luận
Trong khi đó, giới phân tích Mỹ lại có một cách nhìn khác về những diễn biến bất thường gần đây ở Triều Tiên. Họ cho rằng chuyến thăm bất ngờ của phái đoàn cao cấp Triều Tiên đến Hàn Quốc và sự biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể là chiến thuật ngoại giao. Theo đó, chiến thuật ngoại giao này có thể nhằm chia nhỏ và làm suy yếu áp lực quốc tế đối với chương trình vũ khí hạt nhân, vấn đề nhân quyền cũng như tuyên truyền trong nước.
“Không có dấu hiệu cho thấy một biến cố lớn đang xảy ra” - quan chức Mỹ khẳng định, đồng thời cho rằng sự vắng mặt của ông Kim Jong-un tại một số cuộc họp cấp cao không đến nỗi quá bất thường. Trước đây, hai nhà lãnh đạo Kim Il-sung ( Kim Nhật Thành ) và Kim Jong -il cũng có lần vắng mặt.
Bình luận (0)