xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đàm phán hòa bình Ukraine đổ vỡ, giao tranh ác liệt tiếp diễn

N.Thương (theo Reuters)

(NLĐO)- Cuộc đàm phán giữa chính phủ Ukraine và phe ly khai hôm 31-1 đã đổ vỡ hoàn toàn sau khi các thủ lĩnh ly khai thân Nga không xuất hiện, còn các nhà đàm phán của phe này và đại diện Ukraine phẫn nộ cáo buộc nhau phá hoại cuộc họp.

Cuộc đàm phán hòa bình về tình hình chiến sự miền Đông Ukraine nhằm hướng đến một thỏa thuận ngừng bắn mới đã sụp đổ hoàn toàn hôm 31-1 chỉ sau hơn 4 giờ họp mà không mang lại bước tiến triển mới nào.

Cựu Tổng thống Leonid Kuchma- đại diện cho phía Chính phủ Ukraine- trong khi rời khỏi cuộc họp ở Minsk, Belarus đã nói với hãng thông tấn Interfax rằng các đại diện của phe ly khai đã làm hỏng cuộc đàm phán khi liên tục đưa ra những “tối hậu thư” và từ chối thảo luận việc rút vũ khí hạng nặng ra khỏi vùng chiến sự.

 

Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma (thứ 2 từ phải sang) đến sân bay quốc tế Minsk hôm 31-1 sau cuộc đàm phán thất bại. Ảnh: Reuters

Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma (thứ 2 từ phải sang) đến sân bay quốc tế Minsk hôm 31-1 sau cuộc đàm phán thất bại. Ảnh: Reuters

Ngược lại, ông Denis Pushilin – người đại diện của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự phong và là một trong những đại diện của phe ly khai tại cuộc họp - lại nói với hãng tin RIA của Nga rằng họ sẵn sàng đối thoại “nhưng không sẵn sàng chấp nhận những tối hậu thư của Kiev trong khi quân đội chính phủ vẫn đang oanh tạc các thị trấn vùng Donbass(vùng công nghiệp hóa phía Đông Ukraine)”.

Cuộc họp diễn ra tại thủ đô của Belarus giữa lúc tình hình giao tranh giữa phe ly khai và lực lượng của Chính phủ Ukraine vẫn đang diễn ra ác liệt tại miền Đông Ukraine, khiến ngày càng thêm nhiều thường dân và quân nhân thiệt mạng. Ngoài đại diện 2 bên, cuộc họp còn có sự tham gia của một phái viên của Nga và một quan chức của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

 

Đại sứ của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Heidi Tagliavini (giữa) đến dự đàm phán hòa bình ở Donetsk hôm 31-1. Ảnh: Reuters.

Đại sứ của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Heidi Tagliavini (giữa) đến dự đàm phán hòa bình ở Donetsk hôm 31-1. Ảnh: Reuters.

 

Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov đến dự đàm phán hòa bình ở Minsk hôm 31-1. Ảnh: Reuters.

Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov đến dự đàm phán hòa bình ở Minsk hôm 31-1. Ảnh: Reuters.

Trước khi đàm phán thất bại, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollandde và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành một cuộc điện đàm 3 bên và bày tỏ hy vọng cuộc họp ít nhất sẽ đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, thất bại của cuộc họp đã làm tiêu tan hy vọng về một lệnh ngừng bắn mới nhằm kết thúc 9 tháng giao tranh dai dẳng giữa lực lượng ly khai thân Ngaquân Chính phủ.

Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma cũng trách cứ hai thủ lĩnh phe ly khai – những người đã ký vào thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk hồi tháng 9 năm ngoái- vì đã không xuất hiện tại cuộc đàm phán hôm 31-1. Hãng tin Interfax dẫn lời ông Kuchma rằng ông vẫn đang chờ phản ứng của Nga sau kết quả thất bại của đàm phán hòa bình lần này.

Trong khi đó, chiến sự vẫn đang diễn ra ác liệt với phạm vi ngày càng lan rộng ở miền Đông Ukraine khi lực lượng ly khai đang cố gắng siết chặt vòng vây đối với lực lượng Chính phủ nhằm giành quyền kiểm soát các tuyến giao lộ và đường sắt chiến lược ở Debaltseve. Hôm 31-1, một cảnh sát trưởng ở Donetsk tên Vyacheslav Abroskin đã viết trên Facebook cá nhân rằng 12 thường dân đã bị giết chết bởi hỏa lực của phe ly khai khi phe này bắn phá vào thị trấn nằm ở phía Đông Bắc Donetsk. Bộ trưởng quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak cũng nói rằng 15 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và 30 người khác đã bị thương trong những cuộc giao tranh mới nhất.

 

Các binh sĩ Ukraine tập trung trong một trường học ở Debaltseve, Donetsk hôm 30-1. Ảnh: Reuters

Các binh sĩ Ukraine tập trung trong một trường học ở Debaltseve, Donetsk hôm 30-1. Ảnh: Reuters

Hơn 5.000 người đã thiệt mạng kể từ khi chiến sự bùng nổ hồi tháng 4 năm ngoái sau khi Nga tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga. Mâu thuẫn giữa phe ly khai thân Nga và chính phủ Ukraine đã dẫn đến một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ giữa Nga và Mĩ kể từ sau Chiến tranh lạnh khi Mĩ và EU cáo buộc Nga chu cấp vũ khí cho phe ly khai trong khi Moscow vẫn phủ nhận điều này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo