xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dân Triều Tiên lãnh hậu quả vì thử hạt nhân?

P.Nghĩa (Theo Daily Mail, Reuters)

(NLĐO) – Một số nguồn tin cho hay Triều Tiên đang lo ngại tình trạng các căn bệnh nan y và tử vong gia tăng đột biến sau vụ thử hạt nhân lần thứ 5 hồi tháng trước.

Vụ thử hạt nhân được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay đã gây ra một trận động đất có cường độ 5,3 độ Richter. Khi nỗi vui mừng sau vụ thử hạt nhân “thành công” chưa kịp lắng xuống, Bình Nhưỡng có vẻ đang phải trả giá cho hành động của mình.

Tờ Daily Star dẫn lời một người đào tẩu khỏi Triều Tiên cho biết cư dân sống gần bãi thử Punggye-ri đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Người này tiết lộ núi Mantapsan đã bị nhiễm phóng xạ sau hàng loạt vụ thử hạt nhân của chính phủ.


Bốn trong 5 vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: USGS

Bốn trong 5 vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: USGS

“Những người uống nước bị nhiễm xạ đang mắc phải nhiều căn bệnh nan y, dị tật thai nhi và tỉ lệ tử vong cao bất thường” – người đào tẩu (giấu danh tính), nói.

Trong khi đó, Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc ĐH bang Oregon (Mỹ) Kathryn Higley cho rằng "hoàn toàn có khả năng" các vụ thử hạt nhân ngầm của Bình Nhưỡng đã khiến nguồn nước ngầm quanh bãi thử bị nhiễm xạ.

Theo các nguồn tin quân sự của Hàn Quốc, vụ thử hạt nhân lần 5 hồi tháng trước của láng giềng miền Bắc có đương lượng nổ vào khoảng 10 kiloton. Tuy nhiên, một số chuyên gia khẳng định đương lượng nổ lên tới 20 kiloton hoặc hơn.

Làm một phép so sánh đơn giản, vụ nổ bom nguyên tử ở TP Hiroshima – Nhật Bản có đương lượng nổ 15 kiloton đã xóa sổ một khu vực rộng 13 km vuông, giết chết ít nhất 100.000 người. Như vậy, vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ để lại hậu quả không nhỏ đối với cư dân sinh sống quanh khu vực thử nghiệm.

Tên lửa đất đối không Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) triển khai tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Ảnh: REUTERS
Tên lửa đất đối không Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) triển khai tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, Reuters ngày 3-10 dẫn nguồn tin quân sự Nhật Bản cho biết Tokyo “không chắc có thể chống lại một cuộc tấn công bằng tên lửa từ Bình Nhưỡng mà không cần sự giúp đỡ của Washington”.

Nhận xét nói trên bắt nguồn từ những tiến bộ vượt bậc của Triều Tiên liên quan đến các vụ thử tên lửa đạn đạo kể từ đầu năm. Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã bắn tổng cộng 21 quả tên lửa đạn đạo từ đầu năm đến nay, đe dọa các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế.

“Họ tiến bộ nhanh hơn dự kiến” - một chỉ huy quân sự cấp cao Nhật Bản thừa nhận. “Trong khi hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của chúng tôi vẫn tồn tại những giới hạn”. Kế hoạch nâng cấp BMD của Tokyo nhanh nhất cũng phải đợi đến tháng 4-2017, còn việc triển khai các hệ thống phòng không mới phải mất nhiều năm để hoàn thành.

Vì vậy, một nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nói rằng “lựa chọn duy nhất của chúng tôi bây giờ là dựa nhiều hơn vào Mỹ”. Tokyo và Bình Nhưỡng trong tình trạng chạy đua vũ trang kể từ năm 1988, sau khi Triều Tiên bắn 1 tên lửa bay qua Nhật Bản.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo