Đúng một tuần sau vụ thảm sát ở Binghamton, bang New York, thứ sáu tuần thánh vừa qua, lại xảy ra một vụ bắn người rồi tự sát tại Trung tâm Mỹ thuật MacKenzie thuộc Trường Cao đẳng Cộng đồng Henry Ford, bang Michigan.
Nạn nhân là cô Asia McGowan, 20 tuổi; còn hung thủ là Anthony Powell, 28 tuổi, sinh viên khoa kịch nghệ. Cảnh sát địa phương cho biết Anthony đã dùng súng săn bắn chết bạn gái rồi tự sát ngay trong phòng học vắng người.
Vụ án mạng này tuy không thuộc loại giết người với số lượng lớn một cách điên rồ như những vụ dưới đây mà nguyên nhân sâu xa đang được các nhà chuyên môn phân tích trong tâm trạng đầy lo âu. Bởi nếu không tìm ra đúng bệnh thì không thể tìm ra thuốc chữa để ngăn chặn những vụ tương tự trong tương lai.
Nhà và xe của vợ cũ của Kevin Garner bị đốt
Giết người dồn dập
Ngày 10-3, Michael McLendon, 27 tuổi, bắn chết mẹ và 5 người thân trong nhà rồi lái xe ra đường bắn bừa bãi vào đám đông và sau đó tự tử. Vụ giết người điên cuồng này xảy ra ở Samson, bang
Trong 9 ngày sau, xảy ra tiếp 3 vụ bắn chết hàng loạt người, trong đó có hai vụ thương tâm: Kỹ sư Devan Kalathat, 42 tuổi, giết chết 2 con và 3 người thân trong gia đình. Vụ thứ hai, Robert Stewart, 45 tuổi, xông vào trại nuôi dưỡng người già tìm giết vợ cũ không được bắn chết luôn 7 ông bà già và một cô điều dưỡng viên.
Trong tháng này, tính đến ngày 6-4, cũng có 4 vụ nhưng đẫm máu hơn. Nghiêm trọng nhất là vụ một di dân người Hoa đến từ Việt Nam xách súng xông vào một trung tâm phục vụ di dân ở Binghamton, bang New York bắn chết 13 người, trong đó có một người Việt. Jiverly Wong, 42 tuổi, cũng tự tử sau khi hành động điên rồ.
Trong ba vụ khác, có hai thảm kịch gia đình. James Harrison bắn chết 5 đứa con ruột rồi lái xe đến một nơi khác tự tử. Kevin Garner đến nhà vợ cũ bắn chết vợ, em gái, con ruột và một cháu trai trước khi tự sát.
Vì sao?
Giả thuyết phổ biến nhất là vấn đề kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ khiến nạn thất nghiệp tràn lan, đẩy những người thất nghiệp thiếu bản lĩnh vào chỗ quẫn trí.
Nhà tội phạm học Jack Levin, giáo sư Đại học Northeastern ở
Theo ông, việc sa thải hàng loạt người lao động, công ty phá sản hàng loạt và kinh tế chưa biết bao giờ mới hồi phục đã tạo ra sự sợ hãi và tuyệt vọng, tác động mạnh đến những người dễ bị tổn thương và nguy hiểm.
Tuy nhiên, giáo sư Jeffrey Adler, dạy sử và tội phạm học Trường Đại học Florida, lưu ý rằng về mặt lịch sử, kiểu lý giải đó không thuyết phục lắm. Giáo sư Adler dẫn chứng: “Trong lịch sử Mỹ, tội giết người không gia tăng khi kinh tế tuột dốc. Thời kỳ đại suy thoái năm 1930 được xem là thập kỷ an ninh nhất trong lịch sử”. Nói chung, trong vấn đề này có nhiều ý kiến chỏi nhau giữa các chuyên gia.
Nếu khó khăn kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu thì tại cái gì? Theo ông Earl Ofari Hutchinson, nhà phân tích chính trị ở
Hutchinson
|
Súng và báo chí
Giáo sư Steve Barkan, thuộc Trường Đại học Maine, có lưu ý đến một yếu tố là tất cả những sát thủ trong 5 tuần qua đều là đàn ông dùng súng để bắn giết người khác và tự xử sau khi gây tội ác. Điều này gợi lên hai vấn đề.
Thứ nhất là cảm giác bị xem thường hay bị từ chối thô bạo. Jiverly Wong nổi giận vì bị chế nhạo nói tiếng Anh bồi. James Harrison ở Graham, bang
Giáo sư Barkan cho biết giáo dục con người từ nhỏ về cách ứng xử với những tình huống cùng cực là rất quan trọng. Ông nêu ví dụ, vùng Đông Bắc nước Mỹ có ít vụ án mạng hơn các vùng khác vì ở đó người ta giải quyết những vụ xung đột bằng đối thoại và những biện pháp khác có văn hóa thay vì bạo lực rất có hiệu quả.
Vấn đề thứ hai là ai cũng có súng và thói quen giải quyết các gút mắc bằng súng. So với các nước phát triển khác, Mỹ là nước có số lượng tử vong vì súng đạn nhiều nhất mặc dù so về số lượng tội phạm chưa phải là nhiều nhất. Đó là vì ở các nước khác, hung thủ chủ yếu dùng dao, gậy... không thể gây chết người hàng loạt.
Cuối cùng là ảnh hưởng của báo chí. Những vụ giết người hàng loạt là một đề tài hấp dẫn, ly kỳ, bi thương được báo đài Mỹ tường thuật rất chi tiết. Nhà nghiên cứu bạo lực trong học đường Loren Coleman đã theo dõi rất kỹ những vụ bắn giết trong trường học kể từ vụ Columbine hồi cuối thập kỷ 1990.
Ông đi tới một kết luận theo đó đã có những vụ bắt chước y chang vì sát thủ (phần lớn là thanh niên) ngộ nhận rằng ít nhất cũng “nổi tiếng” cả nước mà không bị trừng phạt nếu tự xử sau đó.
Kỳ tới: Trường hợp Jiverly Wong
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!