Tháng 11-2008, trung tâm việc làm ở
Anh ta nói tiếng Anh rất tồi làm cô nhân viên tiếp tân rất vất vả. Cô chỉ cho khách gọi một số điện thoại để nghe hướng dẫn bằng tiếng Hoa hay tiếng Nhật nhưng khách lắc đầu: “Không, tôi là người Việt
Một trong ba tấm ảnh tự chụp cầm súng mà Wong gửi kèm theo thư
Hội nhập khó khăn
Jiverly Wong (tên đầy đủ là Jiverly Antares Wong) là con trai thứ hai trong một gia đình người Việt gốc Hoa có 4 anh chị em. 22 tuổi, Wong cùng gia đình di cư đến Mỹ từ tháng 7-1990. Cha của y, Henry Wong, năm nay 66 tuổi.
Họ định cư ở
Cha thì như thế nhưng con hội nhập vào xã hội Mỹ rất khó khăn. Ở
Năm 2000, Wong đến Inglewood, một thành phố có 113.000 dân gần sân bay quốc tế Los Angeles, làm tài xế giao bánh sushi cho các siêu thị, bệnh viện và trường đại học, với mức lương 9 USD/giờ.
Trước đó, năm 1999, cuộc đời của Wong rẽ sang một bước ngoặt mới. Ngày 23-12, Wong cưới Xiu Ping Jiang nhưng giấu gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về sự kiện này.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân không kéo dài được lâu. Họ ly hôn ngày 16-5-2005 và hoàn tất thủ tục ly dị ngày 21-7-2006. Lý do theo như dẫn giải trong giấy tờ: “Có những bất đồng không thể hòa giải”.
Năm 2007, Wong đột ngột xin nghỉ việc ở công ty làm bánh sushi và trở về
Mê súng
Nhưng có một chuyện Wong rất thích nói ra: súng. Tháng 6-1997, y xin được giấy phép mang súng do bang
Năm ngoái, Wong đến một lò bắn súng tập bắn ở cự ly 15 m. Y sử dụng khẩu Beretta bán tự động có gắn máy ngắm laser. Kiểu cách bắn súng khá khác lạ của Wong khiến một người tập bắn ở kế bên chú ý: “Anh ta bắn dứt khoát, nhanh và thuần thục. Anh ta có kể tôi nghe một năm bắn khoảng 10.000 viên”.
Sau khi nhà máy Shop-Vac đóng cửa, Wong nhận được 200 USD/tháng, tiền trợ cấp của liên bang và thường xuyên lui tới trung tâm giới thiệu việc làm. Tại đây, Giám đốc Terry Stark khuyên Wong nên học thêm tiếng Anh.
Thế là từ tháng giêng vừa qua, Wong đăng ký học tại American Civic Association (ACA), một cơ sở dạy tiếng Anh và làm nhiều dịch vụ khác giúp những người nhập cư.
Học chung với y có vợ chồng chị Lan Ho (tức Hồ Thị Mỹ Lan) và Long Ho (tức Huỳnh Long) cũng là người Việt. Anh Long cho biết Wong không chơi và cũng không trò chuyện với ai. Tháng 3, Wong nghỉ học.
Theo lịch hẹn, Wong phải có mặt tại Trung tâm Việc làm Binghamton lúc 10 giờ ngày 3-4 để được giới thiệu đi làm nhưng y không đến. 10 giờ 30 phút cùng ngày, Wong xuất hiện tại ACA, mắt đeo kính râm, mặc áo giáp chống đạn, bên ngoài khoác ni lông màu xanh lá cây, trang bị cả một “kho vũ khí” bao gồm hai khẩu súng ngắn, một túi đạn lớn quàng qua cổ, một con dao đi rừng, một đèn pin.
Bước qua cửa, gặp hai cô tiếp tân, Wong không nói không rằng bắn liền. Một người chết, người còn lại bị thương giả chết và gọi cảnh sát đến. Trong khi đó, Wong tiếp tục cuộc tàn sát bắn vào những người di dân đang thi lấy quốc tịch Mỹ.
Theo Joe Zikuski, Chỉ huy trưởng Sở Cảnh sát Binghamton, trong vòng một phút, Wong bắn chết 13 người, làm bị thương 26 người (số liệu của NBC News) trước khi tự sát.
Trong số này có chị Lan Ho chết và anh Long Ho bị thương do lấy thân mình che chở cho vợ. Đây là một cuộc bắn giết có chuẩn bị trước, giết được càng nhiều người càng tốt bởi y cố tình đậu xe ngáng cửa sau của tòa nhà ACA.
Hoang tưởng?
Trước khi ra tay, cũng trong ngày 3-4, Wong gửi qua bưu điện một lá thư dài 2 trang viết trước đó 2 tuần đến đài truyền hình News 10 Now ở Syracuse. Trong thư viết bằng một thứ tiếng Anh lộn xộn, Wong giải thích lý do y giết người là vì thường xuyên bị cảnh sát chìm quấy rối, làm cho y mất việc.
Wong nêu ra khá nhiều chi tiết lạ lùng cho thấy y có thể bị mắc chứng hoang tưởng. Ví dụ như “nửa đêm cảnh sát vào ngồi trong phòng ngủ của tôi (13 lần trong năm 1994) và có một đêm sờ mó tôi 3 lần”...
Cuối thư, Wong nói y “không thể sống một cuộc đời nghèo khổ” và quyết tâm chấm dứt cuộc đời khốn nạn đó. Nhưng trước khi chết, y muốn kéo theo ít nhất hai cảnh sát chìm “về nơi cát bụi”. Cuối cùng, Wong quy trách nhiệm vụ bắn giết này cho cảnh sát. Y chỉ đóng vai quan tòa để lấy lại sự công bằng.
Kỳ tới: Những giấy phép giết người
Bình luận (0)