Những vụ giết người hàng loạt rồi tự sát hoặc bị cảnh sát bắn chết, theo giáo sư (GS) tội phạm học Jack Levin ở Trường Đại học Northeastern ở
Sở hữu nhiều loại súng
GS Levin phân tích: “Trong đa số các trường hợp, hung thủ giết người thân trong gia đình. Mục tiêu kế tiếp là ông chủ và đồng nghiệp ở nơi hung thủ làm việc sau khi mất việc. Nếu hung thủ tự cho là nạn nhân của xã hội, họ tấn công những chỗ đông người như siêu thị, trường học... hoặc cảnh sát vì họ cho rằng cảnh sát đại diện cho xã hội”.
Nhiều chuyên gia đồng tình với phân tích trên và chỉ ra thêm một điểm chung khác là các hung thủ đều dùng loại vũ khí giết người nhanh nhất, giết được nhiều người nhất, vốn là một đặc sản của Mỹ.
Sự im lặng đáng sợ của các nhà lập pháp
Cứ sau mỗi lần xảy ra một vụ thảm sát ghê rợn, Luật Sở hữu súng lại được siết chặt hơn một chút. Sau vụ thảm sát ở Trường Trung học Columbine xảy ra cách đây gần tròn 10 năm (ngày 20-4-1999) khiến 13 người chết, việc bán súng ở các sô biểu diễn súng được quy định chặt chẽ hơn. Sau vụ bắn tỉa ở thủ đô
|
Sau vụ thảm sát ở Trường Đại học Virginia Tech ngày 16-4-2007 làm 33 người chết, một hệ thống kiểm tra sức khỏe tâm thần của người mua súng đã được thiết lập. Và giờ đây sau 8 vụ giết người hàng loạt cướp đi sinh mạng của 58 người, các nhà lập pháp và chính phủ đã làm gì?
Dennis Goldford, nhà khoa học chính trị ở Trường Đại học Drake, than thở: “Sự im lặng của các nhà lập pháp thật đáng sợ”. Hãng tin AP cho biết tháng 3 vừa qua, 65 hạ nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ cầm quyền tuyên bố họ sẽ ngăn chặn bất cứ mưu toan nào nhằm khôi phục lệnh cấm bán vũ khí quân dụng của liên bang đã hết hiệu lực từ năm 2004.
Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder cho biết nhóm nghị sĩ Dân chủ ủng hộ Hội Súng trường quốc gia (NRA) do hạ nghị sĩ Mike Ross cầm đầu đã tuyên bố rằng họ không chỉ chống lại việc cấm bán súng quân dụng mà còn chống lại bất cứ “nỗ lực nào nhằm đưa ra một dự luật tương tự”.
Ngay các quan chức cao cấp trong chính phủ cũng tỏ ra dè dặt. Khi phóng viên đài truyền hình CNN hỏi chính phủ sẽ phản ứng như thế nào trước những vụ giết người hàng loạt vừa qua, Phó Tổng thống Joe Biden chỉ đề cập tới việc sẽ tăng thêm ngân sách của liên bang dành cho các sở cảnh sát và không nói gì về các biện pháp kiểm soát súng mà trên lý thuyết được Nhà Trắng ủng hộ.
Ngoại trưởng Hillary Clinton, vốn là một người ủng hộ việc tái lập Luật Cấm bán vũ khí quân dụng, cũng thừa nhận rằng trở ngại lớn nhất là “quốc hội của chúng ta”, nơi NRA vận động hành lang rất có hiệu quả.
Bất ngờ từ người dân
Trên bình diện xã hội cũng có một sự thoái trào làm nản lòng những người vận động hạn chế việc mua bán súng tự do được quy định bởi điều 2 của hiến pháp Mỹ, theo đó sở hữu súng là quyền tự do cơ bản của công dân Mỹ.
Hãng tin AP cho biết một số bang đã nới lỏng việc hạn chế súng. Tại nghị viện
Nhưng đáng chú ý hơn cả là sự kiện sau đây. Một cuộc thăm dò dư luận do Công ty Nghiên cứu dư luận và đài CNN tổ chức hỏi 1.023 người từ ngày 3 đến 5-4 (tức sau vụ Jiverly Wong bắn chết 13 người ở Binghamton) cho thấy chỉ có 39% những người được hỏi ủng hộ siết chặt luật về súng để tránh những vụ giết người hàng loạt điên rồ. Tỉ lệ này là 54% hồi năm 2001 và 50% hồi năm 2007.
Giấy phép sở hữu súng của Jiverly Wong gửi tới đài truyền hình News 10 Now ngày 3-4
Theo lý giải của đài CNN, số người ủng hộ việc hạn chế súng liên tục giảm sút từ đầu thập niên 1990 đến 2008 vì số vụ giết người hàng loạt cũng giảm. Nhưng với việc gia tăng bất thường những vụ thảm sát gần đây, kết quả bất ngờ nói trên là do ảnh hưởng chính trị, cụ thể ảnh hưởng từ chính quyền ông Obama.
Sau khi ông Obama đắc cử tổng thống, tin đồn chính quyền mới sẽ siết chặt việc sử dụng súng, cụ thể là tái lập lệnh cấm mua bán súng quân dụng, đã khiến dân chúng đổ xô mua súng.
Nước Mỹ hiện có khoảng 280 triệu khẩu súng, theo AP. Mỗi năm có từ 12.000 đến 17.000 người chết vì súng. Con số này có thể không lớn nếu tính những vụ giết người đơn lẻ.
Nhưng với những vụ giết người hàng loạt như Virginia Tech hay
Bình luận (0)