“Dường như lớp trẻ xem bắp cải như vật nuôi kỳ lạ, một dấu hiệu để bắt đầu cuộc nói chuyện với nhau” – báo mạng Austrian Times nhận định. Trong khi đó, báo Metro - Anh cho rằng: “Những thanh thiếu niên Trung Quốc xích bắp cải lại như “thú cưng” và “dắt” đi dạo vòng quanh để “đối phó” với sự suy thoái và cô đơn ở tuổi trẻ”.
Tuy nhiên, do không thể hiểu nổi dụng ý của phong trào dắt bắp cải đi dạo, nhiều người xem đó như một hành động điên rồ. Nhiều bác sĩ lo ngại khả năng giao tiếp xã hội của thanh thiếu niên sút giảm do vật nuôi của họ “bị câm”.
Dắt bắp cải đi dạo là cách để “đối phó với sự suy thoái và cô đơn ở tuổi trẻ”. Ảnh: SHANGHAIIST
Lưu Trần, 17 tuổi, chia sẻ: “Tôi cảm thấy tôi có thể thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân khi dắt bắp cải đi dạo. Lúc trở về nhà, tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu nhìn thấy một người dắt bắp cải đi dạo, tôi cảm thấy dễ dàng bắt chuyện với họ. Bắp cải tốt hơn những chú chó vì chúng không sủa, không đánh nhau, không cần cho ăn và không để lại rác rưởi trên vỉa hè”.
Và kết thúc chuyến đi dạo, bắp cải bị ném vào thùng rác, tựa như những người chủ đang vứt bỏ cảm xúc tiêu cực. Một thiếu niên 17 tuổi khác, tên Tống Đại Hạ, nói: “Tôi thật sự thích bắp cải, thậm chí hơn cả ba mẹ tôi. Tôi cảm thấy bắp cải hiểu mình”.
Kết thúc chuyến đi dạo, bắp cải bị ném vào thùng rác và thanh niên cảm tưởng như vứt bỏ được cảm xúc tiêu cực. Ảnh: CEN
Nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc dắt bắp cải đi dạo trong Chương trình âm nhạc tổ chức ở Bắc Kinh tuần trước. Ảnh: SHANGHAIIST
Bác sĩ tâm lý Văn Triệu cho biết: “Ý tưởng này rất đơn giản. Bạn cảm thấy cô đơn và khi dắt bắp cải đi dạo. Bạn sẽ hành động giống một người khác nên có thể dễ dàng kết bạn với người đó. Việc dắt bắp cải đi dạo giúp bạn chấp nhận sự thay đổi”.
Bình luận (0)