xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đầu với bài toán người di cư

XUÂN MAI

Thủ tướng Malaysia Najib Razak kêu gọi ASEAN cùng nhau tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng người di cư

Đối mặt sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế về cách thức xử lý những tàu thuyền chở hàng ngàn người Rohingya Hồi giáo và người Bangladesh đang trôi dạt ngoài khơi, một số nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh nỗ lực tìm kiếm giải pháp trước khi cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nỗi lo chung

Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman hôm 17-5 đã gặp người đồng cấp Bangladesh A.H. Mahmood Ali tại TP Kota Kinabalu, bang Sabah để thảo luận về cuộc khủng hoảng trên. Sau cuộc gặp này, ông Aman sẽ lần lượt đón tiếp ngoại trưởng 2 nước Indonesia và Thái Lan trong 2 ngày 18 và 20-5, cũng với chương trình nghị sự tập trung bàn về thực trạng người di cư.

Những nỗ lực ngoại giao mới nhất được xúc tiến sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm 16-5 cho rằng cần có một giải pháp chung của ASEAN cho vấn đề người di cư để tránh xảy ra thảm họa nhân đạo chết người. Theo ông Razak, đây không chỉ là nỗi lo của ASEAN mà còn là mối bận tâm của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới.

“Chúng tôi tôn trọng các nguyên tắc của ASEAN, theo đó không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào. Tuy nhiên, khi một vấn đề nào đó đã lan rộng và gây ảnh hưởng trong và ngoài ASEAN thì cần phải tìm ra giải pháp thông qua một diễn đàn của ASEAN cũng như sự hợp tác với các bên khác” - ông Najib phát biểu.

 

Một thuyền chở người di cư bị tàu hải quân Thái Lan kéo ở ngoài khơi đảo Koh Lipe hôm 16-5. Ảnh: Reuters

Một thuyền chở người di cư bị tàu hải quân Thái Lan kéo ở ngoài khơi đảo Koh Lipe hôm 16-5.

Ảnh: Reuters

 

Trong lúc chờ một giải pháp chung nói trên, Thái Lan và Malaysia nhất trí tăng cường tuần tra biên giới chung để ngăn chặn nạn buôn người sau khi hàng trăm người Rohingya Hồi giáo đã được tìm thấy trong vùng rừng núi ở gần biên giới 2 nước hồi đầu tháng này.

Trong khi đó, Thủ tướng Úc Tony Abbott nhận định việc ngăn tàu buôn người đóng vai trò then chốt trong nỗ lực chấm dứt làn sóng tị nạn sang Đông Nam Á. Đồng thời, ông Abbott cũng cho biết sẽ không chỉ trích những nước nào đẩy thuyền chở người di cư ra biển nhằm ngăn chặn nạn buôn người, trái ngược với phản ứng của các tổ chức thế giới.

Phân bổ hạn ngạch

Không chỉ Đông Nam Á mà châu Âu cũng đang đau đầu trước làn sóng người di cư. Giới chức Pháp hôm 16-5 cho biết gần 1.000 người di cư đã bị chặn lại ở khu vực biên giới miền Nam nước này trong vài ngày qua. Để đối phó, các lực lượng đã được tăng cường tại đường cao tốc, trên xe lửa và xe bus.

Cùng ngày, Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần một hệ thống kiểm soát biên giới để ngăn chặn hiệu quả hơn làn sóng người di cư kéo đến châu lục này và Pháp đã trình lên EU những biện pháp cụ thể để làm thế. Ngoài ra, ông Valls cũng kêu gọi việc phân bổ hạn ngạch người nhập cư trái phép giữa các nước thành viên EU cần phải công bằng hơn.

Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất phân bổ hạn ngạch về người nhập cư cho các nước thành viên EU dựa trên những tiêu chí như tổng sản phẩm nội địa (GDP), quy mô dân số, số lượng người thất nghiệp…

Theo đài BBC, kế hoạch trên đặt mục tiêu trong 2 năm tới sẽ đón nhận 20.000 người nhập cư được xác định là thật sự cần nơi sinh sống mới. Theo tính toán của EC, Đức sẽ đón nhận số lượng người nhập cư nhiều nhất (18,4%), theo sau là Pháp (14%), Ý (11,8%) và Tây Ban Nha (9%).

 

Tay súng IS đội lốt người di cư

Cố vấn chính phủ Libya Abdul Basit Haroun hôm 17-5 cảnh báo các tay súng nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang cùng với người tị nạn vượt Địa Trung Hải đến châu Âu. Trả lời phỏng vấn đài BBC, ông Haroun nói đã biết được thông tin trên sau khi nói chuyện với các chủ tàu ở khu vực Bắc Phi do IS kiểm soát. Các tay súng đã cho phép những kẻ buôn người hoạt động trong khu vực của chúng, đổi lại là một nửa số tiền thù lao mà bọn buôn người thu được. Trước đó, chính phủ Libya cũng đã cảnh báo việc IS giả làm người tị nạn lẻn vào Ý.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo