xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đâu dễ cho không!

HOÀNG PHƯƠNG

Việc Trung Quốc sẽ có quyền phủ quyết đối với Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) không khiến nhiều người bất ngờ, nhất là khi nước này dành nhiều tâm sức và tiền bạc cho nó.

Theo báo The Wall Street Journal, Trung Quốc đóng góp gần 30 tỉ USD trong số 100 tỉ USD vốn ban đầu của AIIB. Khoản tiền này cho phép Bắc Kinh nắm 25%-30% tổng số phiếu bầu, đủ để khuynh đảo những quyết định liên quan đến cấu trúc, kết nạp thành viên, tăng vốn, lựa chọn dự án cấp vốn...

Theo điều lệ của AIIB, những quyết định loại này cần ít nhất 75% phiếu bầu để được thông qua. Trong động thái tìm kiếm sự hậu thuẫn của một số thành viên sáng lập chủ chốt, Trung Quốc đã đề nghị từ bỏ quyền phủ quyết đối với những quyết định thường nhật của AIIB.

 

Đại diện các nước sáng lập AIIB nhóm họp tại Singapore hôm 22-5 
Ảnh: Zuma Press
Đại diện các nước sáng lập AIIB nhóm họp tại Singapore hôm 22-5 Ảnh: Zuma Press

 

Dù vậy, tạp chí Newsweek (Mỹ) nhận định thông tin trên, nếu được Trung Quốc xác nhận, chắc chắn khiến những nước như Mỹ, Nhật tiếp tục lo ngại về việc AIIB có đáp ứng được những “tiêu chuẩn cao” về tính minh bạch, sự quản lý, vấn đề bảo vệ môi trường và nhân quyền hay không.

Ông Yasuhisa Kawamura, người phát ngôn của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, vào đầu tuần này cho biết Tokyo sẽ không nói đến chuyện gia nhập AIIB chừng nào Bắc Kinh chưa giải tỏa được khúc mắc trên.

Một nỗi lo khác là AIIB có thể trở thành “ngân hàng của Trung Quốc” bất chấp cam kết theo đuổi chương trình nghị sự đa phương. Một mặt, Bắc Kinh có thể tác động để những quyết định của AIIB có lợi cho “gà nhà”; mặt khác, những nước vay tiền có nguy cơ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, không chỉ về tài chính. Tuy nhiên, phe ủng hộ AIIB lập luận rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị phóng đại, nhất là khi ngân hàng có đến 57 thành viên sáng lập.

Lý giải cho nỗ lực thúc đẩy sự ra đời của AIIB, Bắc Kinh cho rằng các quốc gia đang phát triển không được tiếp cận đầy đủ về vốn để đầu tư hạ tầng. Những nước này bị xem là “thấp cổ bé họng” trong Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á - những tổ chức tài chính quốc tế chịu sự chi phối của các nước phát triển.

Những gì Trung Quốc tìm kiếm không chỉ dừng lại ở tiếng nói. Dự kiến hoạt động vào cuối năm nay, AIIB còn có thể giúp Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng trên thế giới, thách thức vị thế của Mỹ và mang lại cơ hội cho doanh nghiệp trong nước. Một số người còn cho rằng ngân hàng này sẽ là đối thủ của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.

Ông Hugo Brennan, nhà phân tích của Công ty Tư vấn rủi ro địa chính trị Verisk Maplecroft (Anh Quốc), cho rằng những mục tiêu về chính sách đối ngoại - như tăng cường thương mại khu vực và thúc đẩy vị thế quốc tế - là động cơ chính của Trung Quốc đằng sau AIIB. “Bắc Kinh không làm điều này vì lòng tốt. Nền kinh tế của họ đang chậm lại và đây là cách thức tìm kiếm những lĩnh vực tăng trưởng mới” - ông khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo