Báo Wall Street Journal hôm 9-6 dẫn nguồn tin từ AIIB cho biết thông tin trên.
Theo nguồn tin này, cấu trúc bỏ phiếu của ngân hàng có 57 thành viên này sẽ trao cho Trung Quốc ưu thế vượt trội với vai trò là cổ đông lớn nhất và từ đó Bắc Kinh có thể dễ dàng có quyền phủ quyết cao nhất.
Trung Quốc đóng góp khoảng 30 tỉ USD trong số 100 tỉ USD vốn cơ bản của ngân hàng này. Điều đó giúp nước này nắm khoảng 25-30% tổng số phiếu, đủ để phủ quyết bất cứ quyết định nào liên quan tới cấu trúc, thành viên, tăng vốn và các vấn đề quan trọng khác trong các vấn đề đòi hỏi số phiếu “siêu đa số” tức đòi hỏi ít nhất 75% số phiếu hay sự tán thành của cổ đông lớn.
Mỹ và Nhật, hai nền kinh tế số một và số 3 thế giới không tham gia AIIB. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, một số thành viên lớn khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương gồm có Ấn Độ (8,36 tỉ USD), Nga (6,53 tỉ USD) và Hàn Quốc (3,74 tỉ USD). Bên ngoài khu vực có Đức (4,48 tỉ USD), Pháp (3,37 tỉ USD) và Brazil (3,18 tỉ USD).
AIIB là kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc khởi động từ năm ngoái được cho là nhằm đối trọng với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan ngại đối với sự minh bạch của các bên cho vay đối với các dự án tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ở châu Á, cũng như những quan ngại rằng Bắc Kinh sẽ dùng tổ chức này để đẩy mạnh lợi ích kinh tế và địa chính trị của một cường quốc đang nổi.
Hồi tuần trước, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke đã khiển trách nhà lập pháp Mỹ để choTrung Quốc vận động thành lập AIIB, de dọa quyền giám sát của Washington đối với trật tự kinh tế toàn cầu.
Ông Bernanke khẳng định các nhà lập pháp Mỹ chính là những người phải chịu trách nhiệm cho sai lầm này bởi họ đã từ chối phê chuẩn đề án cải tổ đã đuợc thỏa thuận năm 2010 để Trung Quốc có ảnh hưởng và quyền hạn rộng rãi hơn tại Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Bình luận (0)