Việc Mỹ bỏ cam kết với Iran có thể khiến Bình Nhưỡng nghĩ Mỹ không đáng tin cậy. Mặt khác, cũng có thể cho rằng nếu ông Trump đàm phán thất bại, Mỹ sẽ tấn công các địa điểm tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Mối quan hệ vốn đã luôn bấp bênh giữa Mỹ với Iran nói riêng, và với Trung Đông nói chung, sẽ vụn vỡ một khi thỏa thuận hạt nhân bị xóa bỏ. Iran nhiều khả năng lập tức nối lại việc sản xuất vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí.
Quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu sẽ bất ổn sâu sắc trong khi sóng gió giữa Washington với Nga và Trung Quốc càng thêm chất chồng (cả 2 nước ủng hộ thỏa thuận hạt nhân). Bên cạnh đó, phe cực hữu Israel nhân cơ hội tăng cường áp lực lên Iran (thậm chí tấn công), còn Ả Rập Saudi và các nước Trung Đông khác có cớ phát triển vũ khí hạt nhân riêng.
Ông John Bolton (phải) trở thành tân cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump Ảnh: AP
Quan trọng hơn cả, ngừng tham gia thỏa thuận hạt nhân có thể đưa Mỹ đến gần hơn một cuộc chiến với Iran. Từ trước tới nay, John Bolton luôn thể hiện khuynh hướng ủng hộ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran cũng như Triều Tiên. Ông ta luôn cho rằng chiến tranh là hiển nhiên và đàm phán với Iran là một phương án vô tác dụng. Do đó, Bolton có thể thúc đẩy một cuộc chiến ngăn ngừa đối với Iran, như ông ta từng lấy cớ để xâm lược Iraq sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001.
Chúng ta nên nhớ thỏa thuận hạt nhân có tác dụng. Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế nhiều lần đánh giá Iran tuân thủ thỏa thuận. Nhiều nhà khoa học và chuyên gia quân sự chung nhận định rằng thỏa thuận là một đột phá trong mục tiêu phi hạt nhân hóa Iran. Tóm lại, thỏa thuận phù hợp với lợi ích an ninh Mỹ và rút lui khỏi nó là hành động nguy hiểm.
Thỏa thuận hạt nhân có thể trở thành nền tảng cho một mối quan hệ bình thường với Iran, đồng thời hỗ trợ các mục tiêu khác của Mỹ ở Trung Đông, bao gồm giải quyết cuộc xung đột ở Yemen, xuống thang sự hỗ trợ của Iran với chính phủ Syria, giảm bớt chiến lược đối đầu của Israel và Ả Rập Saudi với Iran…
Bình luận (0)