xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kịch bản nào cho thỏa thuận hạt nhân Iran?

Phạm Nghĩa

Đúng như nỗi lo của cộng đồng quốc tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13-10 tuyên bố Iran "không tuân thủ tinh thần" của thỏa thuận hạt nhân 2015, đồng thời cảnh báo hủy bỏ thỏa thuận.

Động thái này không những làm Tehran tức giận mà còn đẩy Washington vào thế bất đồng với những nước còn lại cùng ký kết thỏa thuận - Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc. Đại diện Anh, Pháp và Đức phản ứng bằng các tuyên bố thỏa thuận trên là lợi ích an ninh quốc gia chung trong khi Liên minh châu Âu (EU) nhấn mạnh không quốc gia riêng lẻ nào được quyền chấm dứt thỏa thuận.

Những người ủng hộ cho rằng bước đi trên là cách tốt nhất để ngăn Iran có vũ khí hạt nhân. Trái lại, phe chỉ trích lập luận hành động của ông Donald Trump có thể khiến Mỹ bị cô lập, thúc đẩy Iran phát triển vũ khí hạt nhân và làm tăng nguy cơ xung đột quân sự. Nhiều thành viên Đảng Dân chủ còn lo ngại thái độ "căm ghét thỏa thuận" của Tổng thống Donald Trump có thể dẫn đến chiến tranh "ở Trung Đông và trên bán đảo Triều Tiên".

Kịch bản nào cho thỏa thuận hạt nhân Iran? - Ảnh 1.

Tổng thống Donald Trump Ảnh: REUTERS

Tạp chí The Atlantic nhận định bước đi mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump về cơ bản không tác động trực tiếp hoặc tức thì đến thỏa thuận hạt nhân Iran, cũng như không đồng nghĩa Washington xé bỏ thỏa thuận. Thay vào đó, "trái bóng" được chuyền đến Quốc hội Mỹ và 3 kịch bản có thể xảy ra. 

Một là Quốc hội Mỹ kết thúc thỏa thuận bằng cách thông qua dự luật tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran trong vòng 60 ngày sau đó. Nếu ông Donald Trump ký ban hành dự luật (một khả năng rất cao), thỏa thuận có nguy cơ đổ vỡ dù điều này còn phụ thuộc các cường quốc khác cùng ký thỏa thuận có theo chân Mỹ hay không.

Kịch bản thứ hai là Quốc hội Mỹ tìm cách cải thiện thỏa thuận hạt nhân Iran. Có lý do để tin rằng Quốc hội Mỹ sẽ không áp đặt lệnh trừng phạt mới lên Iran. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 12-10 thừa nhận nếu trường hợp này xảy ra, nó sẽ không khác gì việc Washington "rút khỏi thỏa thuận". Ngay cả Tổng thống Donald Trump cũng không kêu gọi quốc hội tái khôi phục các biện pháp trừng phạt. 

Theo ông Tillerson, ông chủ Nhà Trắng muốn Quốc hội sửa đổi luật để tự động kích hoạt các biện pháp trừng phạt một khi Tehran vi phạm bất kỳ điều khoản nào của thỏa thuận, liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa. Sau đó, Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận mà không cần hành động hoặc tranh luận tại quốc hội.

Kịch bản cuối cùng là Quốc hội Mỹ không làm gì cả, dẫn đến tâm trạng bất an trong lòng các đồng minh của Mỹ. Trong trường hợp này, các ngân hàng và công ty châu Âu có thể không muốn làm ăn với Iran, gây tổn hại kinh tế cũng như làm gia tăng sự chống đối của người dân Iran đối với thỏa thuận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo