Luật sư của bà này, Kang Yong-suk, cho biết bà Ko và người chồng Lee Kang yêu cầu mỗi kẻ đào tẩu (không được tiết lộ danh tính) phải bồi thường 10 triệu won (tương đương 8.600 USD) vì nói cha của bà Ko làm việc cho Nhật Bản và rêu rao bà đứng sau vụ trục xuất ông Kim Jong-nam, anh trai lãnh đạo Kim Jong-un, người hiện sống ở Trung Quốc.
Bà Ko từng chăm sóc Kim Jong-un khi ông học ở Thụy Sĩ và sống ở Mỹ kể từ khi xin tị nạn ở đó vào năm 1998, theo báo Chosun Ilbo.
Người nước ngoài có thể khởi kiện tại tòa án Hàn Quốcnếu họ chứng minh được mình bị thiệt hại bởi những hoạt động trái phép bên trong nước này.
Trong một diễn biến khác, hãng tin Yonhap hôm 2-12 cho biết Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) Hwang Pyong-so, nhân vật đứng thứ hai sau nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã xuất hiện trở lại sau khi đột nhiên biến mất trong 3 tuần qua.
Ông Hwang (75 tuổi) đã trở về Bình Nhưỡng sau khi “phẫu thuật cột sống ở Trung Quốc”. Sau khi không xuất hiện tại các sự kiện công cộng của đất nước từ đầu tháng 11 qua, ông Hwang được cho là đã bị mất chức hoặc thậm chí bị thanh trừng.
Tuy nhiên, nguồn tin thân Triều Tiên nói với hãng tin Hàn Quốc rằng ông Hwang gặp vấn đề với cột sống và có thể đã đến Trung Quốc để làm phẫu thuật.
Sự biến mất của các quan chức tại Triều Tiên, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là họ không còn được truyền thông nhà nước đưa tin, thường được giới phân tích nhận định là liên quan đến một cuộc thanh trừng hoặc do sai phạm gì đó nên bị sa thải.
Tuy nhiên, vị trí của ông Hwang ở trong nước rất vững chắc và ông này vừa được phong tặng danh hiệu “Anh hùng” vì có công chấm dứt việc nối lại hoạt động tuyên truyền chống Bình Nhưỡng bằng loa phóng thanh của Seoul.
Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon-hee từ chối bình luận về chuyến thăm của ông Hwang đến Trung Quốc vì “đây là công việc nội bộ của miền Bắc, không tiện đề cập công khai”.
Bình luận (0)