- Ông Tatsuya Hayashi: Về kinh tế, những người bị nhiễm phóng xạ ở 2 vùng này không có gì phải lo lắng vì Chính phủ Nhật Bản chăm lo đầy đủ. Tuy nhiên, ngoài bệnh tật của bản thân, điều họ lo lắng nhất là chất phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ kế tiếp.
Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM Harumitsu Hida
* Sự kiện Hiroshima - Nagasaki tác động như thế nào đối với đời sống của người Nhật hiện tại?
- Ông Tatsuya Hayashi: Hiện nay, những người trẻ Nhật Bản đã có nhiều hoạt động đấu tranh, phản đối sau những mất mát xảy ra trong quá khứ, cụ thể là sự kiện Hiroshima - Nagasaki và mới đây là khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima. Cho dù đều là những người không trực tiếp chứng kiến vụ ném bom nguyên tử năm 1945, chỉ biết sự kiện này thông qua lời kể của người đi trước và phương tiện truyền thông nhưng họ hiểu được những nguy hiểm do nguyên tử gây ra.
* Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân vào năm 2030. Liệu quyết định này có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế không?
* Năng lượng điện hạt nhân sẽ được giảm tiêu thụ trong thời gian sắp tới. Vậy loại năng lượng thay thế nào sẽ được chọn?
- Ông Harumitsu Hida: Trong tương lai, năng lượng điện chủ yếu sẽ lấy từ nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, nhiên liệu tạo ra điện theo phương pháp nhiệt điện (gas, xăng dầu…) sinh ra khí thải không tốt cho môi trường, do đó các loại năng lượng tái tạo sẽ được khai thác.
Chủ tịch Hội Hiroshima - Việt Nam Tatsuya Hayashi. Ảnh: Gia Hòa
* Trước khi xảy ra sự cố Fukushima, năng lượng hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng chủ yếu. Liệu nguồn năng lượng thay thế có đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất? Nguồn năng lượng thay thế nào ông cảm thấy khả thi nhất?
- Ông Harumitsu Hida: Nhật Bản bị hạn chế về tài nguyên thiên nhiên nên buộc phải nhập khẩu nhiên liệu. Dĩ nhiên, việc này sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền của, ảnh hưởng xấu đến kinh tế Nhật Bản. Tôi nghĩ rằng việc bỏ hoàn toàn nhà máy điện hạt nhân là không thực tế. Trong giai đoạn trung hạn, có thể dài hạn, năng lượng điện hạt nhân vẫn đóng vai trò nhất định trong xã hội Nhật Bản.
- Ông Tatsuya Hayashi: Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất là dung hòa tất cả phương pháp đó để thu được năng lượng hiệu quả. Hy vọng sắp tới các công ty tư nhân sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh các loại năng lượng, góp phần giúp giảm giá điện và đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu xã hội.
* Những nạn nhân của sự cố Fukushima hiện như thế nào? Bao nhiêu người đang còn sơ tán chưa về lại nhà cũ?
- Ông Tatsuya Hayashi: Hiện có khoảng 1,6 triệu người chưa thể về lại quê nhà do khu vực đó vẫn còn bị ảnh hưởng bởi phóng xạ, chẳng hạn người dân không thể canh tác trên chính mảnh đất bị nhiễm phóng xạ. Đến nay, chính phủ chưa thể đưa ra thời điểm cụ thể cho phép người dân được quay về nhà và cuộc chiến đối phó sự cố Fukushima vẫn đang tiếp diễn. Những người chưa thể quay về nhà sẽ nhận được trợ cấp từ chính phủ và Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cho đến khi mọi việc được giải quyết ổn thỏa.
Bình luận (0)