Tờ The Sun đăng bài báo vào ngày 10-10, tuyên bố các cơ quan an ninh của Anh tin rằng một điệp viên Nga đã "sao chép bản thiết kế" của vắc-xin AstraZeneca. Tờ báo không tiết lộ nguồn gốc thông tin trên. Đồng thời, báo cũng không làm rõ bằng chứng nào đã khiến các cơ quan an ninh của Anh nghi ngờ Nga ăn cắp công thức.
Vắc-xin chống lại virus SARS-CoV-2, do ĐH Oxford và Công ty AstraZeneca của Anh vàThụy Điển hợp tác phát triển, sử dụng một vector virus để cung cấp thông tin DNA - công nghệ được biết đến trong nhiều thập kỷ. Vắc-xin vector virus sử dụng một phiên bản điều chỉnh của một virus khác (vector) để truyền hướng dẫn quan trọng đến các tế bào của con người.
Một trợ lý phòng thí nghiệm cầm một lọ vắc-xin Sputnik V. Ảnh: Sputnik
Hai loại thuốc (AstraZeneca và Sputnik V) sử dụng các loại virus khác nhau làm vector cho chúng. Thuốc của AstraZeneca sử dụng một loại adenovirus (virus có kích thước trung bình, chưa phát triển với nucleocapsid hình tứ diện chứa bộ gien DNA sợi kép) từ còn tính tinh. Các nhà sản xuất của Sputnik V đã chọn một loại adenovirus ở người được nghiên cứu nhiều hơn.
Hơn nữa, hai loại thuốc cho thấy mức độ hiệu quả khác nhau trong các thử nghiệm: thuốc của Nga báo cáo hiệu quả trung bình là 91,6%, trong khi thuốc của Anh cho thấy hiệu quả 81,3%.
Nga chỉ có một loại vắc-xin sử dụng nguyên tắc tương tự như AstraZeneca nhưng vắc-xin Sputnik V được đăng ký đầu tiên trên thế giới. Cả hai loại thuốc đều sử dụng vector virus để cung cấp thông tin DNA về protein đột biến của virus SARS-CoV-2 - một công nghệ đã được các nhà khoa học biết đến trong vài thập kỷ. Công nghệ này được các chuyên gia nghiên cứu kỹ lưỡng trong thời kỳ Xô Viết và được sử dụng trước trong vắc-xin Sputnik V ở Nga.
Bình luận (0)