Một loài chân khớp mới được phát hiện gần đây đã định nghĩa lại khái niệm "khổng lồ". Có tên khoa học là Aegirocassis benmoulae, con vật này được nhận dạng thông qua các hóa thạch ở Morocco.
Với tấm thân nặng nề dài tới hơn 1,8 m, chúng "lê bước" qua các đại dương để hớt phiêu sinh vật. Theo các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Yale (Mỹ), đây chính là loài chân khớp lớn nhất được tìm thấy từ trước tới giờ, đồng thời là loài ăn phiêu sinh vật "khủng" nhất được biết đến.
Tôm "khủng" Aegirocassis benmoulae được vẽ lại từ những hóa thạch mới tìm thấy. Ảnh: Marianne Collins, ArtofFact
Aegirocassis benmoulae nằm trong anomalocaridids - nhóm săn mồi xếp đầu chuỗi thức ăn của thời tiền sử. Những sinh vật này dài khoảng 0,6-1,8 m, có phần thân chia đốt và mọc gai. Hầu hết chúng dùng các cấu trúc giống chi trước để bắt và giết sâu biển cũng như các con mồi khác.
Động vật tiền sử này thống lĩnh đại dương trong khoảng thời gian cách đây 480-540 triệu năm. Aegirocassis benmoulae có một điểm khác biệt rất lớn so với anomalocaridid điển hình: Trong khi các động vật khác trong nhóm chủ động săn mồi, Aegirocassis benmoulae dường như sử dụng một bộ phận giống như cái rổ ở trên đầu để bắt phiêu sinh vật. Cái rổ này tương tự phần miệng lược phiêu sinh vật của loài cá voi không răng hiện đại.
Nguyên nhân khiến Aegirocassis benmoulae lớn vượt trội so với các anomalocaridid ăn phiêu sinh vật cổ xưa hơn có thể là vì nguồn thức ăn phong phú hơn. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature tháng này, các nhà khoa học tin rằng Aegirocassis benmoule là đại diện cuối cùng của loài mình và đó là tin khá tốt lành cho những người yêu thích bơi lội ngày nay.
Hình ảnh hóa thạch của Aegirocassis benmoulae. Ảnh: Peter Van Roy, Yale University
Bình luận (0)