xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dinh thự xui xẻo

MỸ NHUNG

Nằm ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ, có diện tích lên tới 5.500 m2 với đầy đủ phòng hội nghị, phòng ăn, ngủ và cả một bãi cỏ rộng như sân bóng đá… nhưng tòa dinh thự trong khu dân cư Civil Lines lại bị bỏ hoang hàng chục năm.

Lý do: Đây là tòa nhà xui xẻo, chuyên “ám” người đến ở dù giá trị của nó lên tới hàng triệu USD. Civil Lines do thực dân Anh xây dựng để quan chức cấp cao cư ngụ và theo người dân địa phương, tòa nhà trên thành hình vào những năm 1920.

Sau khi Ấn Độ độc lập, vị thống đốc đầu tiên của Delhi, ông Chaudhary Brahma Prakash, chọn làm nhà ở vào năm 1952. Vào những năm 1990, một thống đốc khác là ông Madan Lal Khurana cũng dọn vào ở. Điểm chung của 2 ông là đều mất chức trước khi hết nhiệm kỳ.

 

Dinh thự triệu USD được sửa sang lại cho những người chủ mới Ảnh: BBC
Dinh thự triệu USD được sửa sang lại cho những người chủ mới Ảnh: BBC

 

“Sau khi ông Khurana về vườn, tin đồn ngôi nhà bị ám lan rộng và các thống đốc Delhi khác từ chối vào ở” - nhà báo kỳ cựu Sujay Mehdudia của tờ The Hindu nhớ lại.

Trải qua cả chục năm hoang phế, năm 2003, dinh thự đón chủ nhân mới là ông Deep Chand Bandhu, một bộ trưởng của vùng Delhi đã cương quyết bỏ ngoài tai mọi lời can ngăn của trợ lý và người quen biết. Nhà báo Mehdudia kể: “Nhưng không lâu sau, ông ấy bị viêm màng não rồi chết trong bệnh viện”.

Lại thêm 10 năm tòa nhà bị bỏ không cho đến khi quan chức chính phủ cấp cao Shakti Sinha đến ở và… tiếp tục mất chức sớm.

Giờ đây, người dân New Delhi đang chờ xem ngôi nhà “sẽ làm gì” những người chủ mới sau khi nó trở thành trụ sở của Ủy ban Đối thoại Delhi từ ngày 9-6 qua. Tòa nhà nay đã thơm mùi sơn mới, cửa sổ được gắn rèm, cầu thang lát lại đá, phòng họp thêm bàn ghế và bồn phun nước ở sân sau lại róc rách.

Khi được hỏi có thấy con ma nào không, ông Ashish Khetan, phó chủ nhiệm ủy ban trên, hài hước: “Chúng tôi đang tìm vài con đây, nếu tìm thấy sẽ mời làm việc luôn. Chúng tôi đang thiếu nhân viên”. Theo ông, Ấn Độ đã bước vào thời đại công nghệ và phóng được vệ tinh lên vũ trụ nên không được để mê tín còn đất sống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo