xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng tiền chia rẽ ASEAN?

HOÀNG PHƯƠNG

“Nếu nhìn thấy tiền, một số nước (trong ASEAN) dễ dàng vứt bỏ những nguyên tắc của mình” - một nhà ngoại giao bình luận

Bốn nước Đông Nam Á có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở biển Đông sẽ nhóm họp tại Manila (Philippines) vào tháng tới trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề này.

Tìm hướng đi mới cho vấn đề biển Đông

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 21-11 cho biết thứ trưởng ngoại giao nước chủ nhà, Việt Nam, Malaysia và Brunei sẽ nhóm họp vào ngày 12-12 tới để thảo luận về “những lựa chọn” và tìm kiếm “giải pháp hòa bình” cho cuộc tranh chấp. Đài GMA News dẫn lời ông Rosario cho biết: “Nội dung chương trình nghị sự của cuộc gặp vẫn đang được chuẩn bị. Tuy nhiên, nếu chúng tôi có thể thảo luận, ví dụ  về những giải pháp phân định ranh giới những khu vực có tranh chấp, đó chắc chắn là một kết quả tốt của sáng kiến”.

Ngoại trưởng Philippines mô tả sáng kiến nói trên là “thiết thực” và “mang tính xây dựng”. Ông cho biết: “Cuộc gặp là một trong những hướng đi mới nhằm thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề biển Đông. Chúng ta cần chú ý thực tế rằng có nhiều nước đang tuyên bố chủ quyền ở biển Đông nên cần một hướng tiếp cận đa phương để giải quyết vần đề này”.

img
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (trái) chào đón Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
ở Bangkok hôm 21-11. Ảnh: EPA
 
GMA News nhận định rằng sáng kiến trên cũng có thể là dấu hiệu cho thấy đã xuất hiện sự sụt giảm lòng tin vào vai trò của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề biển Đông. Sự chia rẽ là điều có thể thấy tại các hội nghị cấp cao ở Campuchia mới đây khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino lên tiếng bác bỏ tuyên bố của Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen về điều mà ông gọi là “sự nhất trí không quốc tế hóa” chuyện biển Đông của ASEAN.
 
Bản thân Ngoại trưởng Del Rosario cũng thừa nhận: “Chúng tôi hy vọng có thể làm điều này trong khuôn khổ ASEAN. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng không nên có sự hạn chế trong việc tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp”.

Lôi kéo đồng minh

Cuộc gặp nói trên sẽ không có Trung Quốc, nước đang phản đối việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và chưa chịu bắt đầu đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) theo lời kêu gọi của ASEAN.
 
Hãng tin Reuters nhận định rằng Bắc Kinh đang nỗ lực dùng ảnh hưởng và tiền bạc để lôi kéo đồng minh trong cuộc đối đầu với một số nước Đông Nam Á về chuyện chủ quyền ở biển Đông. Một nhà ngoại giao châu Á vừa dự Hội nghị Cấp cao Đông Á ở Campuchia đúc kết: “Một số nước dễ bị lung lay bởi tiền bạc. Nếu nhìn thấy tiền, họ có thể dễ dàng vứt bỏ những nguyên tắc của mình”.

Vì thế, không khó lý giải về sự “đồng lòng” giữa Campuchia và Trung Quốc đối với chuyện biển Đông. Phó giáo sư Li Mingjang, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, nói với báo The Wall Street Journal (Mỹ): “Campuchia hiểu rõ rằng Trung Quốc là nước đem lại lợi ích lớn nhất cho họ trong nhiều năm qua”. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Đầu tư Campuchia, các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào nước này hơn 8,2 tỉ USD từ năm 2006 đến tháng 8-2012, vượt xa con số 924 triệu USD của các công ty Mỹ.

Đổi lại khoản đầu tư khổng lồ này, Bắc Kinh có một đồng minh vững chắc trong ASEAN trong bối cảnh Mỹ đang ráo riết trở lại châu Á - Thái Bình Dương. Do ASEAN ra quyết định trên cơ sở đồng thuận, tức là mỗi một quốc gia đều có quyền phủ quyết thì việc có một “người bạn thân” trong khối chính là lá bài mà Trung Quốc sử dụng trong cuộc đối đầu với Mỹ tại khu vực.
 
Một số nhà phân tích cho rằng không dừng lại ở Campuchia, chuyến công du Thái Lan từ ngày 21-11 của Thủ tướng Ôn Gia Bảo dường như tiếp tục phục vụ cho mục đích tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với từng nước ASEAN riêng lẻ để ngăn khối này có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn về vấn đề biển Đông.
 

Phản đối in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn

Họp các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền tại biển Đông

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 22-11 của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở biển Đông”.

Trước đề nghị khẳng định thông tin cho rằng sau khi Hội nghị ASEAN 21 kết thúc, các nước tuyên bố chủ quyền tại biển Đông thuộc khối ASEAN sẽ có cuộc họp vào ngày 12-12-2012 tại Manila để thảo luận về vấn đề này, ông Lương Thanh Nghị cho biết Việt Nam đã được phía Philippines thông báo về vấn đề này và hiện đang chờ thư mời chính thức.
P.Dương
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo