Trước đó. dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 11,39 tỉ USD sau 5 tháng suy giảm.
Dù khó thu thập được dữ liệu chính xác từ Trung Quốc nhưng dự báo của Capital Economics chỉ ra dòng vốn lại tháo chảy mạnh mẽ khỏi nước này trong tháng 11. Theo tờ Wall Street Journal, xu hướng này tái diễn giữa lúc Mỹ có thể sắp tăng lãi suất và nỗi lo về sự tăng trưởng của nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhằm đối phó diễn biến trên. Chẳng hạn như vào mùa thu năm nay, Trung Quốc bắt đầu hạn chế số tiền mà người dân mình có thể rút từ các máy ATM ở nước ngoài.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội tốt hơn ở nước ngoài, như bất động sản ở TP New York - Mỹ, tác phẩm nghệ thuật đắt tiền, cổ phiếu và trái phiếu ở các nước khác.
Dòng tiền tháo chạy khỏi Trung Quốc với tốc độ nhanh chóng kể từ tháng 8 khi Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ. Động thái này dẫn đến đợt bán tống bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, cũng như nỗi lo nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại.
Sau khi đồng Nhân dân tệ bị phá giá, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm kỷ lục 93,9 tỉ USD trong tháng 8 do Bắc Kinh phải tăng cường biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ.
Ông Ding Shuang, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Standard Chartered, nhận định PBOC có thể đã bán 50 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối trong tháng 11 để ngăn không cho đồng Nhân dân tệ mất giá quá nhanh. Phần suy giảm còn lại có thể đến từ sự mất giá của các tài sản phi USD của PBOC giữa lúc có dự báo Mỹ sắp tăng lãi suất.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng quyết định tăng lãi suất tại cuộc họp giữa tháng 12 sau khi duy trì mức lãi suất gần 0% trong suốt 7 năm qua. Động thái như vậy sẽ khiến các tài sản định giá bằng đồng USD trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, thu hút họ rút vốn khỏi các thị trường như Trung Quốc.
Bình luận (0)