Thông điệp thẳng thừng này từ hai đồng minh quan trọng nhất của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko là một dấu hiện khác của sự mất kiên nhẫn châu Âu thể hiện đối với cuộc xung đột vẫn không thể dẹp tan tại Ukraine dù hiệp định ngừng bắn đã triển khai được 5 tháng.
Xoa dịu Moscow?
Thỏa thuận ngừng bắn 13 điểm đạt được ở thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 2 gây không ít tranh cãi, với quy định đảm bảo quyền tự trị kéo dài 3 năm cho các khu vực Lugansk và Donetsk ở miền đông Ukraine. Những khu vực có phần đông cư dân đều nói tiếng Nga này muốn tình trạng đặc biệt của họ phải được ghi nhận trong hiến pháp bổ sung. Tuy nhiên, những thay đổi bổ sung trong dự thảo do Tổng thống Poroshenko thông qua cho tới nay vẫn vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng đó gây không ít lo ngại đối với người dân ở Lugansk và Donetsk và bất bình từ Moscow.
Thủ tướng Đức Merkel đang nỗ lực tìm lại bình yên cho châu Âu. Ảnh: AP
Hiện quan hệ bế tắc giữa Liên minh châu Âu (EU) với Nga đang đặc biệt gây quan ngại và Thủ tướng Đức Merkel đang nỗ lực bình ổn các thị trường đang trong tình trạng thấp thỏm của lục địa già, đồng thời tìm lại sự yên ổn tại “mặt trận” phía đông của tổ chức gồm 28 quốc gia này.
Tổng thống Ukraine Poroshenko cho biết bà Merkel và ông Hollande – cả hai vị lãnh đạo đều có mặt trong lễ ký kết thỏa thuận Minks hồi tháng 2, đã khuyến khích Kiev tiếp tục cải cách hiến pháp.
Thủ tướng Đức Angel Merkel (trái)và Tổng thống Pháp Francois Hollande (phải) hôm 10-7 hối thúc Kiev đảm bảo quyền tự trị một phần cho lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Ảnh: AP
Cả hai vị lãnh đạo đều đặc biệt nhấn mạnh rằng dự thảo hiến pháp của Ukraine phải phản ánh được quyền tự trị đặc biệt của các quận nhất định ở Donetsk và Lugansk.
Văn phòng của Tổng thống Pháp Hollande đã xác nhận rằng lãnh đạo nước này và bà Merkel đã nhấn mạnh với Tổng thống Ukarine về tình trạng đặc biệt của một số khu vực nhất định ở Donetsk và Lugansk.
Trong khi đó, Berlin cũng xác nhận tương tự. Tuy nhiên, không có bên nào đề cập tới việc ai đã khởi xướng cuộc điện đàm gữa lãnh đạo Đức, Pháp và Ukraine nói trên.
Hơn 10 nước cung cấp vũ khí sát thương
Trong một diễn biến khác, cựu Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, Đại sứ của Ukraine tại Mỹ, ông Valeriy Chaly vừa cho biết Kiev đang nhận được vũ khí, kể cả vũ khí sát thương, từ hơn 10 quốc gia phương Tây.
Đại sứ mới nhâm chức của Ukraine tại Mỹ Valeriy Chaly. Ảnh: UNIAN
Tiết lộ đáng chú ý trên được vị đại sứ mới được bổ nhiệm đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tuần báo Tấm gương ngày 10-7. Theo lời ông Chaly, các loại phương tiện kỹ thuật Ukraine đang nhận được từ Mỹ gồm có thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị quan sát đêm, thiết bị y tế, radar dẫn đường pháo binh, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống robot, trong đó có robot rà phá bom mìn, dữ liệu tình báo vệ tinh.
Bình luận (0)