Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) có kế hoạch triển khai một phần ngân sách 60 tỉ USD của mình để giúp các nước đang phát triển và các doanh nghiệp mua thiết bị từ những công ty khác Huawei và ZTE.
Ông Adam Adam Boehler, giám đốc điều hành thứ nhất của DFC, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây: "Mỹ đang rất tập trung vào việc đảm bảo có một sự thay thế khả thi cho Huawei và ZTE. Chúng tôi không muốn các nước nói không. Chúng tôi muốn họ đồng ý với phương án thay thế của Mỹ".
Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) có kế hoạch giúp các nước không dùng sản phẩm Huawei. Ảnh: AP
Giám đốc này từ chối thảo luận về các cuộc đàm phán cụ thể của công ty hoặc số tiền hỗ trợ sẽ được chi tiêu như thế nào. Tuy nhiên, các kế hoạch nói trên sẽ là sự thúc đẩy đáng hoan nghênh cho hãng Ericsson của Thụy Điển, Nokia của Phần Lan, những công ty đang phải chật vật để cạnh tranh với các thiết bị của Huawei và ZTE thường có giá thành rẻ hơn và là lựa chọn khả thi.
Mỹ có thể tài trợ cho các phương án thay thế sản phẩm Huawei thông qua các khoản vay hoặc bảo đảm tiền vay cho các quốc gia và công ty đang phát triển hoặc thậm chí bằng cách mua cổ phần thiểu số trong các nhà sản xuất thiết bị cạnh tranh mới nổi.
Cổ phiếu của Ericsson đã tăng đến 4.2% sau thông tin nói trên trong khi cổ phiếu Nokia tăng tới 3,2%.
Ông Boehler không cho biết về công cụ nào được DFC sử dụng để hỗ trợ mua thiết bị viễn thông có nguồn gốc không từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tờ Financial Times hồi tháng 10 cho rằng các quan chức chính phủ Mỹ đã đề nghị cấp tín dụng cho các đối thủ của Huawei tại châu Âu.
DFC được thành lập vào năm ngoái để cung cấp tài chính phát triển cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chiếm khoảng một nửa thế giới. Tổ chức này bị cáo buộc giúp thúc đẩy chính sách đối ngoại của Mỹ bằng cách chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của một số quốc gia. DFC dự kiến được Quốc hội Mỹ ủy quyền và tài trợ kinh phí hoàn toàn trong những tháng tới.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ lo ngại các công ty Trung Quốc thống trị trong việc phát triển mạng 5G. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng thiết bị của Huawei và ZTE có thể được sử dụng để do thám, cáo buộc mà các công ty này đã phủ nhận. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Đức và Pháp, miễn cưỡng cấm các nhà cung cấp thiết bị như Huawei.
Bình luận (0)