xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đương đầu lệnh trừng phạt

ĐỖ QUYÊN

Liên tục bị bao vây cấm vận, trừng phạt - nhiều khi rất nghiệt ngã, nhiều quốc gia như Triều Tiên, Iran, Cuba… vẫn bất chấp, âm thầm vượt qua thách thức

Khi những kiện hàng quần áo cập bến, nằm ngay ngắn trong các nhà kho của công ty ở thành phố biên giới Đan Đông - Trung Quốc (TQ), nữ kế toán 33 tuổi họ Lang nhét vào ba lô khoảng 100.000 USD rồi nhảy lên con tàu ọp ẹp cùng vài đồng nghiệp. Cô đề nghị không tiết lộ nhiều hơn về mình bởi tính nhạy cảm của nơi sắp đến: Triều Tiên.

Mượn nhãn "made in China"

Sau hành trình kéo dài 6 giờ, họ tới một nhà máy với thiết bị, máy móc châu Âu hiện đại bậc nhất, nơi hàng trăm nữ công nhân (CN) đang may những bộ quần áo gắn nhãn "made in China". Ông chủ của Lang đưa số tiền mặt nêu trên cho viên quản lý Triều Tiên, tất cả đều là những tờ bạc xanh (USD) đúng như yêu cầu.

Đương đầu lệnh trừng phạt - Ảnh 1.

Công nhân Triều Tiên làm việc tại nhà máy Kim Jong-suk ở Bình Nhưỡng Ảnh: AP

Theo The New York Times (TNYT), bất chấp những đòn trừng phạt không ngừng của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hơn 11 năm qua, những cánh cửa lớn về thương mại vẫn tồn tại giúp Triều Tiên thu ngoại tệ để duy trì nền kinh tế và nuôi dưỡng tham vọng vũ khí hạt nhân chĩa vào Mỹ.

Riêng chiêu đội lốt nhãn mác quần áo "nước ngoài" đã mang về cho nền công nghiệp may mặc quốc gia bị cô lập này hơn 500 triệu USD trong năm ngoái, theo dữ liệu thương mại TQ.

Theo một phóng sự điều tra mới nhất của hãng tin Reuters về vấn đề này hồi tháng 8, các thương nhân, doanh nghiệp ở Đan Đông tiết lộ những công ty dệt may TQ ngày càng tăng cường sử dụng các nhà máy ở Triều Tiên để tận dụng nguồn lao động giá rẻ. Sản phẩm may mặc gia công ở Triều Tiên đều được dán nhãn "made in China" và xuất khẩu khắp thế giới.

Một thương nhân TQ sống tại Bình Nhưỡng tiết lộ các nhà sản xuất có thể tiết kiệm tới 75% khi gia công quần áo ở Triều Tiên.

Năm 2016, Bình Nhưỡng còn kiếm được 1,1 tỉ USD nhờ bán than cho TQ do lợi dụng lỗ hổng trong lệnh cấm xuất khẩu than sang nước đồng minh lớn nhất này. Theo các chuyên gia nghiên cứu và giới phân tích, hàng chục ngàn CN Triều Tiên đi xuất khẩu lao động nước ngoài hằng năm gửi về quê hương 250 triệu USD.

Theo ước tính của giới ngoại giao, nước này còn có thu nhập khoảng 70 triệu USD từ bán quyền thu hoạch hải sản từ vùng biển của mình.

TQ chiếm hơn 80% thương mại với Triều Tiên và chính quyền Tổng thống Donald Trump đã không ngừng hối thúc Bắc Kinh dùng "đòn bẩy" này để gây áp lực với chương trình vũ khí hạt nhân của người hàng xóm. Gần đây, Bắc Kinh đã có những bước đi dứt khoát hơn, như ra lệnh đóng cửa các doanh nghiệp Triều Tiên ở TQ trước tháng 1-2018, cấm xuất khẩu khí hóa lỏng và hạn chế cung cấp dầu mỏ từ ngày 1-10-2017, ngừng nhập khẩu than Triều Tiên tới cuối năm nay...

Tuy nhiên, theo TNYT, Bình Nhưỡng đã được che chắn quá lâu trước không ít lệnh trừng phạt nghiệt ngã hơn bởi mối lo ngại chưa bao giờ được dập tắt đối với Bắc Kinh, giả thuyết rằng sự sụp đổ của chế độ ông Kim Jong-un có thể đẩy dòng người tị nạn tràn qua biên giới TQ và thay vào đó là một người hàng xóm thù địch hơn.

Trong khi đất nước Triều Tiên nghèo khó vẫn còn phải phụ thuộc vào thực phẩm cứu trợ, bất chấp những đòn trừng phạt liên tiếp từ LHQ, tới nay tổng cộng là 9 lần, nền kinh tế của họ dường như lại có dấu hiệu khởi sắc, kể từ lúc ông Kim Jong-un lên nắm quyền 5 năm trước. Ngoại thương, chủ yếu với TQ, thậm chí còn tăng đột biến lên gấp đôi từ năm 2000, dù tốc độ này giảm sút ít nhiều trong vài năm gần đây.

Cánh cửa thương mại

Trở lại chuyến đi của nữ kế toán họ Lang. Hơn 10 năm trước, cô đã chuyển tới Đan Đông - thành phố biên thùy lớn nhất TQ nằm bên thượng nguồn sông Áp Lục, là cánh cửa thương mại chủ yếu của Triều Tiên với thế giới thông qua các cây cầu cũ kỹ hay cảng nước sâu - để nghiên cứu về bảo vệ môi trường. Cũng như nhiều người trẻ ôm tham vọng lập nghiệp ở thành phố hơn 3 triệu dân này, cuối cùng, cô chọn công việc vốn là "mốt" tại Đan Đông: Làm ăn với Triều Tiên.

Chia sẻ với TNYT trong phóng sự "Làm cách nào Triều Tiên thách thức thành công các lệnh trừng phạt suốt nhiều năm", cô gái với phong cách trang điểm sắc sảo, trên tay mang một chiếc túi hiệu Louis Vuitton, thẳng thắn về vai trò của mình trong ngành thương mại dệt may: "Các đơn hàng đến từ Nhật, châu Âu cũng như nhiều khu vực của TQ và tôi chịu trách nhiệm về chúng".

Với những đơn hàng gấp gáp hoặc đòi hỏi chi tiết, Lang giao cho các nhà máy ở Đan Đông - vốn kiểm soát chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, những nhà máy này cũng sử dụng không ít lao động từ Triều Tiên. Suốt nhiều thập kỷ, Bình Nhưỡng bị cáo buộc đưa lao động ra nước ngoài và tịch thu phần lớn thu nhập của họ. Dưới thời ông Kim Jong-un, số lao động Triều Tiên ra nước ngoài đã lên tới hơn 50.000 người ở 40 nước khác nhau.

Chính quyền TP Đan Đông cho biết khoảng 10.000 CN Triều Tiên làm việc ở các nhà máy dệt may từ 12-14 giờ/ca và chỉ được nghỉ 2 ngày/tháng với lương tháng không quá 260 USD. "Họ có kỷ luật tốt và dễ quản lý" - Ủy ban Thương mại Đan Đông nhận xét trên trang web của mình - "Mỗi CN đều đã qua kiểm tra lý lịch trước khi làm việc. Họ không trốn việc, không can thiệp vào chuyện quản lý, không lấy cớ ốm đau để nghỉ làm hay trì hoãn công việc".

Trong khi đó, những đơn hàng ít đòi hỏi hơn được chuyển cho các nhà máy ở Triều Tiên, một phần bởi điều kiện sản xuất ở đây ít bảo đảm hơn, khi mà điện có thể mất bất cứ khi nào. Nhiều nguyên liệu thô cũng phải chuyển từ TQ sang như vải vóc, khuy, khóa... và tất nhiên, nhãn mác cũng mượn của TQ để quần áo Triều Tiên có thể đi khắp thế giới. 

Kỳ tới: Những quan hệ ngầm khó ngờ

"Không hề hấn gì"

Về mặt lý thuyết, lẽ ra thương mại càng phát triển càng dễ khiến một nền kinh tế tổn thương hơn với lệnh trừng phạt. Thế nhưng, điều này dường như không có tác dụng ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới.

Ông Ri Jong-ho (đào thoát năm 2014, hiện ở Mỹ), một trong những người từng kiếm tiền nhiều nhất tại Văn phòng 39 - bộ phận thuộc Đảng Lao động Triều Tiên chịu trách nhiệm kiếm tiền cho Bình Nhưỡng, cho rằng do các lệnh trừng phạt quá hời hợt nên thương mại nước này chưa bao giờ hề hấn gì. Sau vụ Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 6 mới đây, LHQ đã thông qua các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, trong đó "sờ gáy" những hoạt động trong lĩnh vực may mặc của Triều Tiên. Tuy nhiên, giới phân tích vẫn hoài nghi về hiệu quả của những biện pháp đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo