Ông Julian Assange đang là tâm điểm của căng thẳng ngoại giao liên quan đến 6 nước nằm ở 5 lục địa. Trong khi Anh, Ecuador, Venezuela đấu khẩu dữ dội thì Mỹ bác bỏ cáo buộc đang săn lùng ông chủ WikiLeaks, đồng thời tố Assange cố tình dựng chuyện để “né” vụ quấy rối tình dục ở Thụy Điển.
Ecuador vừa tiến vừa thoái
Tuần hành ủng hộ ông J. Assange tại thủ đô Quito của Ecuador ngày 20-8. Ảnh: Corbis
Ông Correa hy vọng Ecuador sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổ chức Các quốc gia châu Mỹ (OAS) trong hội nghị diễn ra tuần này, đồng thời đang chuẩn bị đưa vấn đề lên Liên Hiệp Quốc. Không chỉ Ecuador, Venezuela cũng cảnh báo Anh về những “đáp trả mạnh mẽ” nếu định “xâm phạm chủ quyền của Ecuador”. Vài giờ trước khi ông Correa trả lời phỏng vấn, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cũng lên truyền hình quốc gia khuyến cáo: “Tôi cho là Anh cần nghĩ sâu xa hơn. Chúng tôi đã sẵn sàng các biện pháp ứng phó”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino phản ứng ôn hòa hơn nhiều. “Chúng tôi mong muốn tiếp tục đối thoại với Anh hơn là đưa nhau ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) vì phải mất nhiều năm ICJ mới đưa ra phán quyết” - ông Patino phát biểu trên mạng truyền hình Gama của Ecuador.
Anh nên... ngồi chờ!
Bộ Ngoại giao Anh ngày 21-8 tái khẳng định sẽ không tạo điều kiện cho người sáng lập WikiLeaks rời khỏi nước này. Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố: “Chúng tôi đang xem xét các trường hợp tương tự cùng giải pháp ngoại giao cho tình huống này nhưng những bình luận của Tổng thống Correa sẽ không thay đổi sự việc. Chúng tôi có nghĩa vụ pháp lý phải dẫn độ Assange và chúng tôi quyết định sẽ làm đến cùng”. Đây cũng là quan điểm của Thủ tướng Anh David Cameron đưa ra trước đó.
Theo tuyên bố WikiLeaks ngày 20-8, mọi sự sẽ đơn giản hơn nhiều nếu Thụy Điển chịu bảo đảm sẽ không dẫn độ ông Assange đến Mỹ. Nếu được vậy, ông này sẵn sàng đến Thụy Điển chịu thẩm vấn.
Trong khi đó, hãng tin Reuters ngày 21-8 có bài phân tích giải pháp tốt nhất cho Anh hiện nay là… kiên nhẫn ngồi chờ! “Tôi không nghĩ Assange hứng thú với chuyện sống trong Đại sứ quán Ecuador nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Do đó, tất cả những gì Anh cần làm là... chờ đợi” - ông Francisco Panizza, nhà nghiên cứu Mỹ Latin tại Trường Kinh tế London, phân tích.
Anonymous ra tay
Ngày 20-8, nhóm tin tặc Anonymous đã đánh sập website của Bộ Tư pháp, Văn phòng Thủ tướng Anh, Bộ Lao động và Hưu trí trong “Chiến dịch trả tự do cho Assange”. Thông cáo của Bộ Tư pháp Anh cho biết trang web bị ngưng trệ một thời gian vào tối 20-8 nhưng không bị mất dữ liệu và hiện đã hoạt động bình thường trở lại. |
Bình luận (0)