xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EU xoay trục về Ấn Độ - Thái Bình Dương

XUÂN MAI

Liên minh châu Âu sẽ thiết lập giám sát toàn diện về an ninh và tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế

Bộ trưởng ngoại giao 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 19-4 đã thông qua "Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ - Thái Bình Dương". Tuyên bố chung nêu rõ EU nên củng cố trọng tâm chiến lược, hiện diện và hành động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương… trên cơ sở thúc đẩy dân chủ, pháp quyền, nhân quyền và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao hàng đầu EU cho hay kế hoạch này không nhằm đối đầu với Trung Quốc.

Theo sau bản kế hoạch dài 10 trang nói trên sẽ là một chiến lược chi tiết hơn - dự kiến được công bố vào tháng 9 tới - và những nước thành viên EU sẽ hợp tác với "các đối tác chung chí hướng" để duy trì những quyền cơ bản ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Pháp, Đức và Hà Lan là những nước tiên phong trong nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước ở Ấn Độ - Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản và Úc.

EU xoay trục về Ấn Độ - Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Tàu ngầm hạt nhân Emeraude của Pháp trở về TP Toulon sau khi hoàn thành sứ mệnh tại châu Á hôm 7-4 Ảnh: FRANCIS JACQUOT

Dù không trực tiếp nhắc tới Trung Quốc, tuyên bố hôm 19-4 của EU có ý ủng hộ cách tiếp cận Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bối cảnh lo ngại Bắc Kinh theo đuổi hiện đại hóa công nghệ cũng như quân sự, đe dọa phương Tây và các đối tác thương mại tại châu Á. Theo các nhà ngoại giao EU, các nước Ấn Độ - Thái Bình Dương muốn EU hoạt động tích cực trong khu vực nhằm mở cửa giao thương và bảo đảm họ sẽ không phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Phản ứng trước những thách thức đối với an ninh quốc tế, như an ninh hàng hải, EU cho biết sẽ thiết lập giám sát toàn diện về an ninh và tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm tại biển Đông.

Trong khi đó, phát biểu trực tuyến trong phiên khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở tỉnh Hải Nam ngày 20-4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh nước này sẽ không theo đuổi bá quyền dù cho có trở nên hùng mạnh thế nào, đồng thời kêu gọi hệ thống quản trị toàn cầu bình đẳng và công bằng hơn.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh leo thang xung đột giữa Trung Quốc với Mỹ và các quốc gia khác ở cả châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu về nhiều vấn đề, từ nhân quyền đến các hành vi thương mại bất công. Theo hãng tin Reuters, ông Tập Cận Bình cho rằng thế giới muốn công lý, không phải bá quyền và một quốc gia lớn phải cho thấy rằng họ đang gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Tuy ông không nêu đích danh quốc gia nào nhưng các quan chức Trung Quốc trong thời gian gần đây đã đề cập "sự bá quyền" của Mỹ trong lĩnh vực thương mại và địa chính trị.

Hôm 19-4, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus đã kêu gọi Washington và Bắc Kinh ngưng chỉ trích nhau công khai mà cần có nhiều hành động thiện chí để tái thiết quan hệ. Theo tờ The Straits Times, phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ông Baucus cho rằng những lời chỉ trích công khai gây ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết chúng. Bên cạnh đó, theo cựu đại sứ Mỹ, các lệnh trừng phạt có rất ít tác động đến mục tiêu mà Mỹ nhắm đến. Thậm chí, trên thực tế, các lệnh trừng phạt còn có xu hướng phản tác dụng. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo