xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

G7 cứng rắn với Nga

HOÀNG PHƯƠNG

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố bất kỳ động thái nới lỏng trừng phạt nào sẽ phụ thuộc vào “hành vi của Nga ở Ukraine”

Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) hôm 8-6 bước sang ngày làm việc thứ hai ở bang Bavaria - Đức, tập trung thảo luận cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố và những vấn đề sức khỏe toàn cầu, trong đó có dịch Ebola.

Sức ép của Đức

Tại cuộc họp, Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel thúc giục lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Ý đạt thỏa thuận về hạn chế gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu.

Theo bà, G7 cần cam kết mạnh mẽ hơn về mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước thềm hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại thủ đô Paris - Pháp vào cuối năm nay. Theo đài BBC, nhà lãnh đạo Đức còn kêu gọi các thành viên G7 đóng góp vào một quỹ dùng để hỗ trợ những nước nghèo đang chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Nỗ lực của bà Merkel nhận được cú hích lớn sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên tiếng ủng hộ các nước G7 tự thiết lập mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande muốn G7 cam kết chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vào giữa thế kỷ này.

Cũng trong ngày làm việc thứ hai, với sự tham gia của Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari và Tổng thống Tunisia Beji Caid Essebsi, các nhà lãnh đạo G7 bàn về mối đe dọa của các nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Boko Haram. “Các nhà lãnh đạo G7 đang ủng hộ về mặt quân sự và nhân đạo để giúp chống lại sự bành trướng của IS và ổn định khu vực” - một quan chức G7 giấu tên nói với Reuters.

Trước thềm cuộc gặp, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết đã gửi thêm 125 binh sĩ đến Iraq để huấn luyện lực lượng nước này chống lại IS và gọi đây là “mối đe dọa lớn nhất” mà các nhà lãnh đạo G7 phải xử lý.

 

Khung cảnh một cuộc họp tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Đức hôm 8-6Ảnh: Reuters
Khung cảnh một cuộc họp tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Đức hôm 8-6Ảnh: Reuters

 

Moscow không nao núng

Trước đó, cuộc xung đột Ukraine và vấn đề nợ của Hy Lạp đã thống trị ngày họp đầu tiên của G7 hôm 7-6. Đáp ứng lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc “đứng lên chống lại sự xâm lược của Nga”, các nhà lãnh đạo G7 cam kết duy trì các biện pháp trừng phạt Moscow cho đến khi Tổng thống Vladimir Putin và phe ly khai Ukraine thực thi đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn ký tại thủ đô Minsk - Belarus hôm 12-2 qua.

Bà Merkel tuyên bố bất kỳ động thái nới lỏng trừng phạt nào sẽ phụ thuộc vào “hành vi của Nga ở Ukraine”. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk còn nói cứng rằng mọi cuộc thảo luận sắp tới về vấn đề trừng phạt, nếu có, sẽ chỉ tập trung vào việc tăng cường nó. Theo ông, khả năng Nga trở lại G7 phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của nước này.

Trong cuộc họp báo ngày 8-6, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho hay nhiều khả năng Liên minh châu Âu (EU) sẽ kéo dài lệnh trừng phạt Nga tới cuối năm nay.

Đáp lại, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 8-6 cho rằng những đe dọa này không có gì mới, đồng thời nhận định giữa các thành viên G7 đang có quan điểm khác biệt. “Một số nước nói cần đối thoại với Nga để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng của thế giới nên chúng tôi tiếp tục theo dõi sát sao” - ông Peskov nói. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi phương Tây bảo đảm Ukraine cũng tuân thủ thỏa thuận Minsk.

Liên quan đến khủng hoảng nợ của Hy Lạp, Tổng thống Mỹ Barack Obama hy vọng nước này và các đối tác có thể tìm ra giải pháp cho phép Athens cải tổ để trở lại tăng trưởng mà không khiến thị trường tài chính toàn cầu hỗn loạn.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tỏ ra không hài lòng trước việc Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras bác bỏ đề xuất đổi viện trợ lấy cải cách của các chủ nợ quốc tế - gồm Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ông cảnh báo kịch bản Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro là khó tránh nếu không nỗ lực cải cách tài chính công.

 

100 binh sĩ Ukraine tử trận từ tháng 2

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak hôm 8-6 cho biết hơn 100 binh sĩ và 50 thường dân thiệt mạng kể từ thỏa thuận ngừng bắn Minsk có hiệu lực ở miền Đông hôm 15-2 đến giờ. Ngoài ra, phe ly khai đã “vi phạm lệnh ngừng bắn hơn 4.000 lần” và tiến hành 120 vụ tấn công nhằm vào các khu dân cư.

Bộ trưởng Poltorak đặc biệt nhấn mạnh các cuộc giao tranh gần đây ở thị trấn Maryinka thuộc tỉnh Donetsk cho thấy “phe ly khai và Nga không sẵn sàng tuân thủ” thỏa thuận trên. Theo Reuters, các quan sát viên châu Âu cũng cáo buộc phe ly khai thân Nga là nguyên nhân dẫn đến sự leo thang bạo lực ở miền Đông Ukraine trong những ngày gần đây.

 

 

Lo ngại tình hình biển Đông, Hoa Đông

Các nhà lãnh đạo G7 hôm 8-6 ra tuyên bố chung, bày tỏ sự lo ngại đối với những căng thẳng trên biển Đông và Hoa Đông. “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp cũng như hoạt động một cách tự do, không bị trở ngại theo luật pháp quốc tế trên các đại dương của thế giới” – tuyên bố chung nêu rõ.

Không chỉ cụ thể quốc gia nào song các nhà lãnh đạo G7 khẳng định: “Chúng tôi phản đối việc đe dọa, cưỡng ép hay dùng vũ lực cũng như các hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trang, ví dụ hoạt động cải tạo đất quy mô lớn”. Trung Quốc gần đây bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt vì xây dựng trái phép 7 hòn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngoài ra, tuyên bố chung còn thể hiện sự thống nhất của G7 đối với việc từ bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ một mục tiêu toàn cầu về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, họ không đưa ra các mục tiêu cắt giảm tức thời mang tính ràng buộc.

Cũng trong tuyên bố chung, G7 hy vọng Nga chấm dứt hỗ trợ phe ly khai ở miền Đông Ukraine và thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk. Theo họ, các biện pháp trừng phạt có thể được thu hồi nếu Nga đáp ứng các cam kết.

Mỹ Nhung

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo