xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

G7 “soi” Trung Quốc, Nga

HUỆ BÌNH

Các nhà lãnh đạo G7 sẽ bày tỏ lo ngại về bất kỳ động thái đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông

Các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Mỹ (G7) nhóm họp tại bang Bavaria - Đức trong 2 ngày 7 và 8-6 với chương trình nghị sự nặng nề, từ cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, an ninh biển, hiểm họa từ virus Ebola cho đến biến đổi khí hậu, kinh tế.

Lo ngại biển Đông

Đáng chú ý, các nhà lãnh đạo G7 sẽ bày tỏ lo ngại về bất kỳ động thái đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Đông và Hoa Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và một số nước châu Á.

Theo nhật báo Yomiuri (Nhật) ngày 6-6, một tuyên bố sẽ được đưa ra vào cuối hội nghị, theo đó kêu gọi duy trì trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế. Trước đó, hồi tháng 4, các ngoại trưởng G7 đã lên tiếng phản đối những hành động nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ hoặc hàng hải bằng cách đe dọa, ép buộc hoặc sử dụng vũ lực.

Bắc Kinh đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích ngày càng nhiều do các hoạt động lấn đất quy mô lớn phi pháp ở biển Đông. Một số chính phủ phương Tây và Nhật Bản tin rằng việc xây dựng và bành trướng các hòn đảo ở biển Đông có thể đe dọa tuyến hàng hải quan trọng này.

Để phản đối, Mỹ gần đây đã điều máy bay do thám đến gần những đảo nhân tạo nói trên. Tuy nhiên, các chuyên gia của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR, trụ sở ở Mỹ) cho rằng ngoài việc duy trì hiện diện quân sự hùng hậu, chính quyền Tổng thống Barack Obama nên viện đến những biện pháp kinh tế để gây sức ép lên Trung Quốc.

 

Người biểu tình phản đối hội nghị G7 tại Garmisch-Partenkirchen (miền Nam nước Đức) ngày 6-6 Ảnh: REUTERS

Người biểu tình phản đối hội nghị G7 tại Garmisch-Partenkirchen (miền Nam nước Đức) ngày 6-6

Ảnh: REUTERS

 

Để làm điều này, theo CFR, Washington nên tập trung vào việc giảm bớt dòng chảy thương mại song phương. Theo thống kê, các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 70 tỉ USD vào Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh mua lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá 124 tỉ USD từ Washington. Ở chiều ngược lại, Mỹ nhập khoảng 466 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc.

Vì thế, CFR cho rằng các nhà làm luật Mỹ nên hướng về phía cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra những biện pháp cắt giảm dòng chảy thương mại từ Mỹ vào Trung Quốc mà Bắc Kinh sử dụng cho các hoạt động bành trướng.

Điểm nóng Ukraine

Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây tiếp tục là một trong những chủ đề chính của hội nghị lần này, nhất là khi giao tranh ở miền Đông Ukraine đang nghiêm trọng trở lại, đe dọa thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 2 qua.

Theo giới chức Mỹ, Tổng thống Barack Obama sẽ thúc giục các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) giữ nguyên trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga tại cuộc gặp. Sau một thời gian dài áp dụng, những đòn trừng phạt của phương Tây khiến kinh tế Nga chịu tổn thất đáng kể. Tuy nhiên, phương Tây vẫn chưa đạt được mục đích lớn nhất là buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin “thay đổi lập trường về Ukraine”. Không những thế, những biện pháp trả đũa của Nga cũng gây thiệt hại cho kinh tế các nước EU.

Phát biểu với báo Corriere della Sera (Ý) trước thềm hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh nước ông không tăng cường khả năng tấn công quân sự ở nước ngoài mà chỉ đang đáp trả những mối đe dọa an ninh do Mỹ và sự mở rộng quân sự của NATO gây ra. “Tôi cho rằng chỉ có người điên mới tưởng tượng rằng Nga sẽ đột ngột tấn công NATO” - ông Putin nói.

Ngoài các điểm nóng nêu trên, biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu dự kiến là những nội dung thảo luận quan trọng. Các nhà lãnh đạo G7 cũng sẽ tập trung bàn bạc vấn đề tăng trưởng, an ninh, đe dọa khủng bố, tham nhũng và dịch bệnh.

Nước chủ nhà đã triển khai 17.000 cảnh sát và 30 trực thăng để bảo đảm an ninh cho hội nghị, nhất là sau khi xảy ra các vụ biểu tình phản đối G7.

 

Mỹ cứng rắn hơn với Nga

Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cân nhắc những chiến lược răn đe mới để kiềm chế sự can thiệp của Nga vào châu Âu, trong đó chú trọng tăng cường huấn luyện quân đội các nước đồng minh và đối tác tiềm năng, cũng như hạn chế tham nhũng trong chính phủ những nước này. Ngoài ra, một số quan chức Mỹ muốn mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Một biện pháp nữa là làm suy yếu khả năng của Nga trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế hoặc nguồn cung cấp năng lượng để giành ảnh hưởng ở Đông và Nam Âu. Mặt khác, Washington còn đang đẩy mạnh phát triển công nghệ quân sự mới để đối phó với sức mạnh quân sự của Nga.

Giới chức Mỹ cho rằng chiến lược nói trên cần phải cứng rắn và mang tính răn đe mạnh hơn sau khi thừa nhận các biện pháp trừng phạt và cô lập kinh tế chưa đủ buộc Moscow thay đổi chính sách đối với Ukraine.

Trước mắt, Washington hôm 5-6 cho biết châu Âu nhiều khả năng sẽ đồng ý gia hạn các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow sau khi chúng hết hạn trong tháng này.

Cùng ngày, sau cuộc họp tổ chức tại Đức với các nhà ngoại giao và quân sự Mỹ ở châu Âu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho rằng nước này cần gia tăng số lượng các cuộc tập trận và chương trình đào tạo ở châu Âu, đồng thời cải thiện khả năng chia sẻ thông tin tình báo của NATO để đối phó tốt hơn với Nga.

Phạm Nghĩa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo