Ngày 31-12-2016, 1 giây “nhuận” sẽ được thêm vào mốc thời gian 23 giờ, 59 phút và 59 giây theo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC - chuẩn quốc tế về ngày giờ được thực hiện bằng phương pháp nguyên tử). UTC được tính tại Văn phòng quốc tế về Cân nặng và Đo lường ở thủ đô Paris – Pháp.
Điều này có nghĩa là để chào đón năm mới 2017, mọi người sẽ phải chờ đợi lâu hơn một chút so với bình thường.
Trong lịch sử, thời gian được xác định dựa trên sự luân chuyển của trái đất so với các thiên thể. 1 giây “nhuận” nói trên cũng được xác định trong hệ quy chiếu này. Tuy nhiên, nó không liên quan tới vòng quay của trái đất.
Việc phát minh ra đồng hồ nguyên tử giúp con người xác định khoảng thời gian nguyên tử chính xác hơn. Các phép đo cho thấy trái đất – tính trung bình – quay chậm hơn so với thời gian nguyên tử khoảng 1,5-2/1.000 giây mỗi ngày.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng sau khoảng 500-750 ngày, sự khác biệt giữa thời gian quay của trái đất và thời gian nguyên tử sẽ là khoảng 1 giây.
Theo Cơ quan quan sát sự quay của trái đất (IERS), các giây “nhuận” sẽ được thêm vào hoặc bớt đi khỏi giờ UTC khi cần thiết nhằm giữ độ lệch trong khoảng 0,9 giây.
Vào thời điểm IERS được thành lập năm 1972, chênh lệch giữa thời gian nguyên tử quốc tế (IAT) với UTC là 10 giây. Từ đó, tổng cộng 26 giây “nhuận” được thêm vào các khoảng thời gian khác nhau: 6 tháng đến 7 năm. Lần gần đây nhất người ta bổ sung giây “nhuận” là vào ngày 30-6-2015.
Bình luận (0)