GS Randy W. Schekman sinh năm 1948, GS sinh học phân tử tại ĐH California, Berkeley. Ông tốt nghiệp tiến sĩ từ ĐH Stanford và là học trò của Arthur Kornberg (người được trao giải thưởng Nobel 1959). Năm 1974-1976, ông làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ cho John Signer. Ông cũng được trao giải Albert Laska năm 2002. |
Để hiểu ý nghĩa của các công trình đó, chúng ta cần phải điểm qua vài khái niệm cơ bản về tế bào. Cơ thể của chúng ta được cấu tạo từ hàng tỉ tế bào (có lẽ 1.000 tỉ, vì không ai biết con số chính xác), tất cả đều xuất phát từ một tế bào trứng. Tế bào được chia làm hàng trăm loại tùy theo công dụng của chúng, như tế bào xương, tế bào não, tế bào da... Trên phương diện sinh học, tất cả bệnh tật đều phát sinh từ những rối loạn trong tế bào. Do đó, tìm hiểu cơ chế vận hành của tế bào là một định hướng nghiên cứu rất được quan tâm từ những năm DNA được khám phá vào thập niên 1950.
GS Thomas C. SÜdhof sinh năm 1955 tại Đức, giáo sư y khoa ĐH Stanford (từ năm 2008). Ông tốt nghiệp bác sĩ từ ĐH Göttingen năm 1982 và cùng năm ông tốt nghiệp tiến sĩ từ Viện Max Planck (không hiểu sao có thể tốt nghiệp 2 nơi cùng một lúc). Sau đó, năm 1983, ông sang làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ của Trung tâm Y tế Tây Nam của ĐH Texas ở Dallas. Năm 2013, ông được trao giải thưởng Albert Laska. |
Điểm nhấn của hệ thống giao thông này là một cấu trúc siêu nhỏ có tên là vesicles (nhại theo chữ vehicle, xe cộ). Mỗi tế bào còn là một phân xưởng sản xuất những protein và những protein này cần phải được vận hành đến những nơi cần thiết. Chẳng hạn như insuline được sản xuất từ tuyến tụy và sau khi sản xuất thì được vận chuyển vào hệ thống tuần hoàn. Cũng như đèn đường kiểm soát hệ thống giao thông một cách trật tự, quá trình vận chuyển trong tế bào cũng được các tín hiệu hóa học kiểm soát. Các tín hiệu giao thông này được gửi đi từ tế bào thần kinh này đến tế bào thần kinh khác. Những “xe cộ” để vận chuyển protein (có thể ví von như “kiện hàng”) có hình dạng giống như cái túi cực nhỏ được bao bọc bởi những màng nhầy. Những túi này có tên mới là vesicles. Do đó, có thể xem vesicles là những xe cộ lưu thông trong tế bào.
GS James E. Rothman sinh năm 1947, giáo sư y sinh học và chủ nhiệm chương trình sinh học tế bào thuộc ĐH Yale (từ năm 2008). Tiến sĩ từ ĐH Harvard năm 1976, làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ ở Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) 1976-1978. Năm 1988, ông được bổ nhiệm giáo sư thực thụ của ĐH Princeton và giữ chức này đến năm 1991. Từ 1991 đến 2004, ông làm việc cho Trung tâm ung thư Memorial Sloan-Kettering. Năm 2002, ông được trao giải thưởng Albert Laska về nghiên cứu cơ bản y sinh học. |
Hiểu hệ thống vận chuyển bằng vesicles này cũng giúp chúng ta hiểu hơn về cơ chế phát sinh bệnh tật. Chẳng hạn như các tế bào não tiết ra các tín hiệu như serotonin và dopamine vốn tác động đến khả năng tiết chế của insulin và kiểm soát đường trong máu. Ngoài ra, những độc chất như botulin và tetanus chính là những tác nhân nguy hiểm cho tế bào vì chúng có khả năng tiêu hủy cơ chế vận hành của vesicles. Do đó, những công trình của 3 nhà khoa học có ý nghĩa đối với sự hiểu biết của chúng ta về cơ chế bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh.
Bình luận (0)