Thực tế là gần như tất cả những người sẵn sàng nhảy vào các cuộc xung đột là đàn ông trẻ tuổi - dù đó là kẻ quá khích cánh hữu, người cuồng tín chống nhập cư, đầu trọc và phát-xít mới chống Hồi giáo hay tín đồ đạo Hồi.
Thanh niên trai trẻ thường gia nhập các phong trào quá khích bởi họ mang tâm trạng bị xã hội loại bỏ, bị gạt sang bên lề các hoạt động kinh tế, chính trị... - lý giải theo giới tính thì giống như bị "bất lực". Tâm trạng tiêu cực này thường bị thổi bùng lên bởi những bức xúc cá nhân, như bị cô lập hay bị bắt nạt trong trường học và cảm thấy cần một sự ủng hộ lớn lao.
Thanh niên trai trẻ thường gia nhập các phong trào quá khích bởi họ mang tâm trạng bị xã hội loại bỏ Ảnh: Reuters
Việc được tuyển mộ vào các nhóm cực đoan khiến họ như khôi phục cảm giác tồn tại và khẳng định sĩ diện đàn ông, qua đó thoát khỏi nỗi xấu hổ mang tên thất bại. Nhà tâm thần học James Gilligan từng nhận xét: "Xấu hổ là nguyên nhân đầu tiên và cuối cùng của tất cả hình thức bạo lực. Mục đích của bạo lực là làm giảm bớt nỗi xấu hổ và thay thế nó bằng điều ngược lại - niềm tự hào".
Không hẳn là khi hiểu biết về giới tính, chúng ta sẽ hoàn toàn hiểu được sức hút tội lỗi của bạo lực cực đoan. Cần phải chú ý nhiều yếu tố khác như thất nghiệp, sự lung lay của chế độ gia trưởng, không có khả năng tham gia chính trị... cùng những chấn động tâm lý (bao gồm bị bắt nạt, bạo hành khi còn nhỏ, bị lạm dụng tình dục...). Tuy nhiên, nếu không phân tích sâu xa về giới tính, đặc biệt là cảm giác "bất lực" của nam giới, chúng ta không thể hoàn toàn hiểu được các phong trào cực đoan.
Bình luận (0)