Trong danh sách này còn có kẻ chủ mưu vụ đánh bom Mumbai năm 1993 Dawood Ibrahim, tướng cướp người Mỹ Al Capone, người sáng lập tập đoàn Microsoft Bill Gates và Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal.
Sau khi nhiều nhà lãnh đạo chính trị và các nhà bình luận bày tỏ lo ngại, Google đã phát tuyên bố xin lỗi vì "bất kỳ sự hiểu nhầm hay rắc rối nào".
“Gã khổng lồ” này trần tình: “Những kết quả này gây rắc rối cho chúng tôi và không phản ánh quan điểm của Google. Đôi khi, những hình ảnh được mô tả trên Internet có thể đem lại những kết quả ngạc nhiên với một số lệnh tìm kiếm cụ thể”.
"Đôi khi, những hình ảnh được mô tả trên Internet có thể đem lại những kết quả ngạc nhiên với một số lệnh tìm kiếm cụ thể". Ảnh: Twitter
Google giải thích rằng kết quả tìm kiếm nói trên bắt nguồn từ việc một tờ báo Anh đăng tải hình ảnh Thủ tướng Modi với các dữ liệu sai.
Trước đó, hồi giữa tháng 5, Google cũng phải mở lời xin lỗi Tổng thống Mỹ Barack Obama và mở cuộc điều tra về vụ tấn công có chủ đích và ác ý nhằm vào ông chủ Nhà Trắng trên Google Maps. Không rõ có sự can thiệp nào ở bên ngoài hay không mà khi nhập các từ lóng nhục mạ dân gốc Phi thì kết quả đều chuyển hướng đến Nhà Trắng.
Hồi năm 2009, Google cũng phải công khai xin lỗi vì bức ảnh có tính phân biệt chủng tộc nhằm vào đệ nhất phu nhân Mỹ, xuất hiện ở đầu trang tìm kiếm hình ảnh với từ khóa "Michelle Obama".
BBC xin lỗi vì thông tin Nữ hoàng Elizabeth II qua đời
Hãng tin BBC ngày 3-6 đã phải xin lỗi và mở cuộc điều tra nội bộ sau khi một phóng viên đăng lên tài khoản Twitter thông tin Nữ hoàng Elizabeth II qua đời.
Thông tin này được đăng tải trên tài khoản Twitter của phóng viên Ahmen Khawaja với nội dung: Nữ hoàng Elizabeth II đang được điều trị tại 1 bệnh viện ở London vào khoảng 9 giờ 30. Cô Khawaja sau đó viết thêm: "Nữ hoàng Elizabrth đã qua đời", và đoạn tweet này đã được truyền thông Anh chụp lại và đăng tải.
Bình luận (0)